CHI TIẾT TIN TỨC

Đất sinh hoạt cộng đồng là gì? Các quy định về đất sinh hoạt cộng đồng

15-06-2022 14:34

Đất sinh hoạt cộng đồng là gì?”. Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Đất sinh hoạt cộng đồng không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào, mà được nhà nước giao cho một cộng đồng dân cư. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm rõ định nghĩa đất sinh hoạt cộng đồng và tìm hiểu một số quy định liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng để quý bạn đọc có góc tiếp cận toàn diện hơn về loại đất này.

1. Đất sinh hoạt cộng đồng là gì? Một số quy định có liên quan

1.1. Đất sinh hoạt cộng đồng là gì?

Ngày 19 tháng 5 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức ban hành Thông tư 25/2014/ TT-BTNMT trong đó có các quy định về bản đồ địa chính. Tại mục II trong phụ lục 1 của thông tư này có quy định đất sinh hoạt cộng đồng có ký hiệu là đất DSH.

Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất sinh hoạt cộng đồng

Vậy đất sinh hoạt cộng đồng là gì?

Theo thông tư, đất sinh hoạt cộng đồng (DSH) là những diện tích đất được sử dụng với mục đích làm nơi để người dân hội họp và cũng là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, chẳng hạn như lễ hội, các sự kiện ẩm thực, ăn uống, văn hóa nghệ thuật…

Bên cạnh đó, đất sinh hoạt cộng đồng cũng được sử dụng để làm địa điểm xây dựng các công trình công cộng vì lợi ích chung như công viên, hội trường, nhà văn hóa địa phương, trụ sở UBND, trạm y tế…

Việc quy hoạch và sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng phải được thực hiện vì mục đích và lợi ích chung của cộng đồng dân cư. Đồng thời, việc quy hoạch và sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng cũng phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và sự đồng thuận của các cơ quan chức năng.

Xem thêm: Những kinh nghiệm mua đất vùng ven mới nhất mà bạn cần biết 

1.2. Một số quy định liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng

Như vậy là bạn đã hiểu được đất sinh hoạt cộng đồng là gì. Đất sinh hoạt cộng đồng được coi là tài sản chung của toàn bộ cư dân trong một khu vực nhất định và không thuộc vào tư hữu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Mời bạn đọc tham khảo một số quy định liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng raonhanh365.vn giới thiệu ngay sau đây.

Đất sinh hoạt cộng đồng là tài sản chung của cư dân trong một vùng
Đất sinh hoạt cộng đồng là tài sản chung của cư dân trong một vùng

1.2.1. Quy định về thuế sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng

Như đã đề cập đến trong phần trước, đất sinh hoạt cộng đồng không phải là tài sản của một cá nhân, mà được sử dụng cho những mục đích vì lợi ích chung của cộng đồng dân cư. Do đó, theo quy định thì không cần đóng thuế sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng. Nếu cơ quan nào cố ý thu thuế đất sinh hoạt cộng đồng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng

Một mảnh đất khi được sử dụng hợp pháp bởi một cá nhân hoặc tổ chức thì cơ quan chức năng sẽ tiến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân hoặc tổ chức đó.

Vậy ai là người sẽ đứng tên sở hữu đất sinh hoạt cộng đồng hoặc nói cách khác ai sẽ được ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đất sinh hoạt cộng đồng?

Đất sinh hoạt cộng đồng được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư
Đất sinh hoạt cộng đồng được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư

Cũng trong Thông tư 23/2014/TT-BTNMT có quy định về chủ thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đất sinh hoạt cộng đồng. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rằng đất sinh hoạt cộng đồng thuộc về quyền sở hữu của cộng đồng dân cư tại khu vực đó và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư”.

Như vậy, sau khi thống nhất tên, cộng đồng dân cư sẽ trình lên UBND xã và UBND xã có trách nhiệm xác nhận tên này. Sau đó sẽ tiếp tục trình lên cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông thường, một cá nhân uy tín sẽ được bầu ra để đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.2.3. Cộng đồng dân cư sở hữu đất sinh hoạt cộng đồng có nghĩa vụ gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cộng đồng dân cư sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng có quyền quản lý và điều hành việc sử dụng đất.

Đất sinh hoạt cộng đồng phải được sử dụng cho mục đích chính đáng
Đất sinh hoạt cộng đồng phải được sử dụng cho mục đích chính đáng

Một số quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với đất sinh hoạt cộng đồng sẽ được trình bày theo các gạch đầu dòng sau đây:

- Đất sinh hoạt cộng đồng phải được sử dụng cho mục đích chính đáng. Khi có dự định sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng cho mục đích nào đó, cộng đồng dân cư phải làm đơn xin ý kiến chỉ đạo của các cấp chính quyền. Nếu được chấp thuận thì cộng đồng dân cư mới được sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng cho mục đích đã nêu trước đó.

- Nếu cộng đồng dân cư có quyết định xây dựng bất kỳ công trình nào trên đất sinh hoạt cộng đồng thì việc xây dựng cần phải được giám sát chặt chẽ và tuân thủ đúng kế hoạch xây dựng đã được các cơ quan chức năng chấp thuận. Hơn nữa, công trình được thi công xây dựng phải tuân thủ đúng thiết kế trong bản vẽ.

- Đất sinh hoạt cộng đồng không được lấn chiếm hoặc tự ý mở rộng một cách trái phép. Trong trường hợp muốn mở rộng thêm thì phải làm đơn gửi lên cơ quan chức năng và phải chứng minh được việc mở rộng là hợp lý và chính đáng. Sau khi được sự đồng thuận của cơ quan chức năng thì mới có thể mở rộng đất sinh hoạt cộng đồng.

Không được tự ý mở rộng đất sinh hoạt cộng đồng
Không được tự ý mở rộng đất sinh hoạt cộng đồng

Ngoài ra, không một cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào được phép tổ chức các hoạt động kinh doanh, xây dựng nhà ở hoặc thậm chí là mua bán đất sinh hoạt cộng đồng. Cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về thời hạn sử dụng được áp dụng chung cho đất sinh hoạt cộng đồng. Thông thường, thời hạn sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng ở mỗi địa phương sẽ do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương đó quy định. Việc xác định thời hạn này sẽ dựa trên căn cứ là mục đích sử dụng đất, các công trình xây trên đất đó có phát huy được hiệu quả hay không hoặc xem xét quá trình sử dụng đất. Thông thường thì thời hạn sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng được mặc định là cố định theo từng năm.

Trong thời gian sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng, nếu có bất kỳ sự cố nào phát sinh cân cải tạo hoặc sửa chữa thì người đại diện cho cộng đồng dân cư sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động cải tạo, sửa chữa. Chi phí cho hoạt động này được trích ra từ quỹ vận động tự nguyện. Mỗi người dân trong khu vực đó sẽ góp tiền để thành lập quỹ.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi mua đất - kinh nghiệm cho nhà đầu tư 

3. Đất sinh hoạt cộng đồng có phải là đất công hay không?

Trong Luật đất đai 2013 có quy định về đất công. Theo trích dẫn trong Điều 10 của bộ luật này, thì đất sinh hoạt cộng đồng được xếp vào loại hình đất công.

Đất sinh hoạt cộng đồng là đất công
Đất sinh hoạt cộng đồng là đất công

Bên cạnh đó, đất công còn được xác định là đất được sử dụng để xây dựng đường xá, cảng và các công trình giao thông, đất danh lam thắng cảnh, đất thuộc các khu di tích, đất công viên, khu vui chơi giải trí công cộng, đất chợ, đất xây dựng khu xử lý chất thải, đất xây dựng công trình bưu chính viễn thông và các công trình công cộng khác.

Qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên đây, tin rằng bạn đọc đã hiểu rõ đất sinh hoạt cộng đồng là gì và một số quy định liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng. Có thể coi đất sinh hoạt cộng đồng là đất công được giao cho một khu dân cư sở hữu và quản lý. Vì vậy mọi hoạt động mua bán đất hoặc mọi hoạt động vì mục đích cá nhân liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng đều bị nghiêm cấm tuyệt đối.

Mệnh nào hợp buôn đất?

Nghề buôn đất là nghề gì? Mệnh nào hợp buôn đất? Tìm hiểu về các mệnh hợp với vấn đề buôn bán đất được chia sẻ qua bài viết sau đây.

Mệnh nào hợp buôn đất?

Tin tức liên quan

Quy hoạch đất ở dự án là gì và những thông tin liên quan?

Bạn muốn tìm hiểu thông tin quy hoạch đất ở dự án là gì và những đặc điểm liên quan? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong nội dung sau của chúng tôi.

Quy định bàn giao nhà chung cư và một số lưu ý khi kiểm tra nhà

Một số quy định bàn giao nhà chung cư bạn cần nắm rõ. Điều kiện bàn giao nhà chung cư. Quy trình bàn giao nhà chung cư. Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà.

Tìm hiểu thông tin về các loại sổ nhà đất và cách phân biệt

Bạn đang muốn tìm hiểu về các loại sổ nhà đất bao gồm những loại nào? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong bài viết cực kỳ thú vị và bổ ích sau.

Lên đầu