CHI TIẾT TIN TỨC

Ắc quy xe đạp điện bị nóng khi sạc - nguyên nhân, cách khắc phục

05-11-2022 15:44

Xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến, tiện dụng trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhưng gắn liền với xe đạp điện lại có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Phổ biến nhất chính là hiện tượng ắc quy xe đạp điện bị nóng khi sạc. Thường nhận thấy sự bất thường này, ai cũng lo sợ xảy ra sự cháy nổ. Vậy thì hiện tượng bình ắc quy bị nóng trong lúc sạc có thực sự đáng lo ngại không? Vì sao lại như vậy và làm thế nào để khắc phục? Ở nội dung chia sẻ bên dưới, bạn có thể cập nhật ngay những kinh nghiệm xử lý hay nhất mà raonhanh365.vn chia sẻ nhé.

1. Những nguyên nhân bình ắc quy bị nóng khi sạc

1.1. Bình ắc quy nóng khi sạc đến từ nguyên nhân bộ sạc lỗi

Đánh giá đây là một lý do hết sức khách quan. Hoàn toàn không phải do con người can thiệp qua quá trình sử dụng. Đến từ bộ sạc, nếu nguồn điện không được dẫn ổn định vào bộ bình ắc quy, sự chập chờn trong khi dẫn điện không những làm cho bình nhanh chóng bị chai mà còn tạo ra hiện tượng bình nóng ran, khi sờ tay vào sẽ tạo cảm giác cái nóng bất thường và khiến cho bạn cảm thấy vô cùng lo sợ về nguy cơ cháy nổ cả bộ sạc điện lẫn bình.

Bộ sạc bị lõi cũng khiến bình ắc quy bị nóng
Bộ sạc bị lõi cũng khiến bình ắc quy bị nóng khi sạc

1.2. Sạc điện quá mức thường xuyên

Theo nguyên tắc sạc điện thông thường, với bất kể vật dụng nào có cơ chế sạc điện như điện thoại, đèn pin, thiết bị dùng năng lượng điện, … thì đều phải ngưng sạc sau khi đã đầy thay vì cứ để ở trạng thái sạc cho tới khi cần dùng mới ngắt điện. Như thế dễ dẫn đến việc thiết bị bị sạc quá mức. Cơ chế này tương tự xảy ra đối với bình ắc quy. Khi bị sạc quá mức cho phép thì bình sẽ bị nóng, dễ dẫn tới chai ắc quy hoặc các sự cố nguy hiểm hơn (sự cháy nổ bình).

Cắm sạc liên tục khiến bình ắc quy bị lỗi
Cắm sạc liên tục khiến bình ắc quy bị lỗi

1.3. Sử dụng bộ bình ắc quy đã lâu năm chưa thay

Bộ bình ắc quy xe đạp điện nếu dùng lâu năm thì sẽ dễ có hiện tượng bình bị nóng trong lúc sạc. Đó là điều hết sức bình thường. Ngay cả khi trong suốt quá trình sử dụng bạn vẫn bảo trì bình đều đặn thì việc nóng bình vẫn sẽ xảy ra nếu nó đã đến tuổi thọ và báo động chủ xe cần thay bộ bình mới. 

Xem thêm: Chia sẻ cách khắc phục xe đạp điện bị chập điện bạn không nên bỏ lỡ

1.4. Có bình bị hỏng trong bộ bình ắc quy

Một bộ bình ắc quy dùng trong xe đạp điện thường có 4 bình được nối tiếp với nhau để cùng cung cấp năng lượng cho xe. Chỉ cần một bình trong số đó bị gặp vấn đề hỏng hóc thì bộ sạc sẽ tính toán tiếp nhận điện sẽ sai lệch. Nguồn điện lúc đó sẽ tạo nên áp lực đối với các bình khỏe mạnh còn lại khiến cho bộ bình bị nóng trong lúc sạc điện.

Có bình ắc quy bị hỏng trong bộ bình
Có bình ắc quy bị hỏng trong bộ bình

1.5. Sử dụng chưa đúng bộ sạc điện

Mỗi xe đạp điện sẽ được thiết kế sạc điện chỉ dành riêng cho nó. Người ta gọi đó là sự tương thích. Có rất nhiều người không tính đến vấn đề này và nghĩ rằng chắc năng của sạc chính là nạp điện nên sạc nào cũng được, đúng chân sạc là được. 

Thực chất, việc dùng bộ sạc không đúng với xe, không tương thích giữa bộ sạc và bộ bình của xe sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sạc điện, truyền và tiếp nhận điện vào xe. Bạn không nên dùng chung sạc, lấy sạc của xe nọ sạc cho xe kia.

Nêu trên là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy xe đạp điện bị nóng khi sạc. Dựa vào những nguyên nhân này để tìm kiếm cách khắc phục phù hợp, hiệu quả bạn nhé.

Dùng không đúng bộ sạc với xe điện
Dùng không đúng bộ sạc với xe điện

2. Hướng dẫn khắc phục tình trạng ắc quy xe đạp điện bị nóng khi sạc

Nếu như bạn nhận thấy chiếc xe điện của mình đang có vấn đề ở bộ sạc điện với hiện tượng nóng sạc bất thường thì áp dụng ngay những cách raonhanh365 hướng dẫn sau đây để khắc phục.

2.1. Không sạc xe qua đêm

Đây là một thói quen của rất nhiều chủ xe. Có thể bắt nguồn từ điều kiện, hoàn cảnh sử dụng xe cả ngày, chỉ có thời gian đem mới sạc được trong khi thời gian để sạc đầy bình cũng kéo dài từ 8 đến 12 tiếng. Thế nhưng việc để xe sạc điện qua đêm rất nguy hiểm. 

Thứ nhất, nguồn điện về ban đêm rất mạnh do nhu cầu sử dụng điện vào ban đêm của mọi người dân đã giảm rất nhiều. Như thế nguồn điện dẫn vào xe rất lớn có thể khó kiểm soát sự an toàn.

Không sạc xe điện cả đêm
Không sạc xe điện cả đêm

Thứ hai, theo như tìm hiểu nguyên nhân, một trong những lý do khiến sạc bị nóng là bị sạc quá mức. Vậy nên nếu bạn để sạc quá đêm cũng dễ dẫn đến tình trạng thời gian sạc điện bị kéo dài, khi điện đã nạp đầy và bạn vẫn đang ngủ, không thể rút ra được, kết quả xe vẫn được sạc và bình sẽ dần nóng lên. Điều này cũng khá nguy hiểm. 

Nói chung, việc sạc xe đạp điện cần phải nằm trong vòng kiểm soát của bạn, nhất là về thời gian. 

2.2. Chú ý để xe ở nơi thoáng mát khi sạc, rút điện khi cần thiết

Khi sạc xe, bản chất nguồn điện đã nóng, bạn không nên để ở nơi có nhiệt độ nóng, chẳng hạn như sạc ngoài trời nắng hay để xe trong phòng kín trong thời tiết nóng nực. Cái nóng từ thời tiết sẽ tác động làm cho bộ sạc và bình ắc quy rất nhanh bị nóng bất thường gây nguy hiểm. 

Để ý bình sạc liên tục trong khi sạc, nếu cảm nhận sự bất thường về nhiệt độ, tốt nhất bạn nên nhanh chóng rút sạc ra và để xe tại nơi thoáng mát cho nguội bình lẫn bộ sạc. 

2.3. Kiểm tra nguồn điện và bộ sạc đảm bảo đúng và phù hợp

Sạc xe điện đúng bộ sạc
Sạc xe điện đúng bộ sạc

Như đã nói, bộ sạc phải là bộ dành riêng cho xe, không dùng bộ sạc của xe khác để sạc vào xe cần sạc. Cùng với đó, bạn chú ý nguồn điện nạp vào có phù hợp với nguồn điện tiếp nhận đã được quy định sẵn của bộ sạc hay không. 

Xem thêm: Mách bạn các tips dễ dàng, hiệu quả về cách giảm xóc xe đạp điện

2.4. Thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ

Việc bảo dưỡng xe là rất quan trọng. Khi bảo dưỡng, kỹ thuật viên là những người có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về xe đạp điện nên họ sẽ dễ dàng nhận diện được xe bạn có đang gặp vấn đề gì trục trặc hay không, nhất là đối với bình ắc quy và bộ nạp điện. Dưới sự kiểm tra của nhân viên kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng xe dưới sự hướng dẫn, tư vấn của họ. 

Bảo dưỡng xe theo định kỳ
Bảo dưỡng xe theo định kỳ

Đồng thời, đa số người dùng sẽ không thể biết được các trạng thái của bình ắc quy như hiện tượng chai bình, phồng bình. Dưới kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật, họ sẽ nói cho bạn biết bình của xe bạn còn tốt hay không, đã phải thay hay chưa. Lúc đó, nếu bình đã đến lúc phải thay, bạn sẽ chủ động thay bình ắc quy mới cho xe để giúp xe vận hành tốt trong thời gian tới mà không lo ngại những vấn đề bất cập. 

Bạn có thể thay bình tại trung tâm bảo dưỡng xe và yên tâm về chất lượng bình cũng như uy tín của trung tâm. Nhưng nếu không tiện, bạn có thể thay bình ở cửa hàng thông thường. Nhưng chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín nhé để tránh bị gian thương thay bình cũ, bình đểu khiến bạn vừa mất tiền vừa làm xe gặp phải các vấn đề trong quá trình sạc hay di chuyển.

Như thế, bài viết đã giúp bạn đọc biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ắc quy xe đạp điện bị nóng khi sạc. Rất mong, bài viết cũng trở thành một tài liệu hữu ích để bạn biết sử dụng xe đạp điện đúng cách.

Tiết kiệm điện cho bình ắc quy xe đạp điện - bí quyết hay cho bạn

Bạn có biết làm thế nào để tiết kiệm điện cho bình ắc quy xe đạp điện? Hãy đọc ngay bài viết này để cập nhật đầy đủ những chia sẻ về cách giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng xe cho mỗi lần sạc điện, tránh những tình huống nhanh hết điện đến dở khóc dở cười khi đang di chuyển trên đường nhé,

Tiết kiệm điện cho bình ắc quy xe đạp điện

Tin tức liên quan

Các loại hình kiến trúc nhà ở- Đâu là loại hình được ưa chuộng nhất

các loại hình kiến trúc nhà ở hiện nay bao gồm những loại hình phổ biến nào? Những ưu điểm và nhược điểm của các loại hình kiến trúc này là gì? Xem ngay.

Xe máy điện hay xe đạp điện tốt hơn? Tư vấn mua xe điện

Xe máy điện hay xe đạp điện tốt hơn? Nên mua xe máy điện hay xe đạp điện? So sánh xe đạp điện và xe máy điện. Mua xe đạp điện hay xe máy điện?

Cách làm sạch trần xe ô tô đơn giản, nhanh chóng như lúc mới mua

Ô tô đang trở nên phổ biến vì che chắn mưa gió mỗi khi đi đường. Thế nhưng ít ai biết cách vệ sinh phương tiện này đặc biệt là cách làm sạch trần xe ô tô

Lên đầu