CHI TIẾT TIN TỨC

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

15-09-2022 16:32

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là câu hỏi sẽ được đặt ra khi trần nhà xuất hiện các vết nứt. Thực tế thì với các công trình thi công xây dựng thì việc xuất hiện các vết nứt sau một thời gian sử dụng không quá lạ lẫm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho các thành viên trong gia đình thì bạn cũng cần có sự tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách khắc phục. Và để giải đáp về việc trần nhà bị nứt có nguy hiểm không thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Trần nhà bị nứt và những hậu quả có thể xảy ra

1.1. Hệ lụy từ việc nứt trần nhà

1.1.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà

Trần nhà bị nứt hay xuất hiện các vết nứt trên trần nhà sẽ là yếu tố khiến cho thẩm mỹ của ngôi nhà bị giảm đi. Mặc dù ở trên cao và phải ngẩng cổ lên mới nhìn thấy trần nhà, thế nhưng, đây cũng là yếu tố mà bất cứ ai khi bước vào ngôi nhà cũng sẽ quan sát.

Hệ lụy từ vết nứt trần nhà
Hệ lụy từ vết nứt trần nhà

Tổng thể của ngôi nhà sẽ bao gồm cả trần nhà và khi ngôi nhà được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, nhưng trần nhà lại bị nứt cũng sẽ khiến cho ngôi nhà mất đi phần nào tính hoàn thiện. 

1.1.2. Dễ bị ngấm nước và gây hại đến tường 

Với mọi ngôi nhà hay bất cứ công trình nào cũng vậy, ngấm nước sẽ là vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà không ai muốn gặp phải. Khi xuất hiện các vết nứt trên trần nhà thì việc ngấm nước sẽ rất dễ xảy ra, nhất là khi khu vực bị nứt lại trùng hợp với phòng tắm. Điều này sẽ gây ra các hệ lụy kèm theo đó.

Ngấm nước tại các vết nứt trên trần nhà sẽ khiến cho tường ở các vết nứt dễ bị hỏng do nước làm ẩm tường. Như vậy thì trần nhà sẽ không đảm bảo được độ chắc chắn và kiên cố cần có. Cùng với đó, các đồ đạc bên dưới hay gần đó cũng sẽ bị ảnh hưởng, dễ xuất hiện tình trạng hỏng hóc khi nước bị ngấm và nhỏ giọt xuống.

1.1.3. Dễ xuất hiện nấm mốc và sinh bệnh

Nứt trần nhà sẽ rất dễ gặp các vấn đề như rêu phong, nấm mốc xuất hiện. Điều này sẽ có thể gây ra các vấn đề tới sức khỏe khi các loại côn trùng, vi khuẩn có thể trú ngụ và sinh sôi. 

Dễ nấm mốc và sinh bệnh
Dễ nấm mốc và sinh bệnh

1.1.4. Dễ xảy ra các tai nạn không mong muốn

Việc nứt trần nhà cũng sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn tới những tai nạn thương tâm không mong muốn. Khi vết nứt quá lớn và trần nhà không có được độ kiên cố thì việc dập trần nhà và dẫn tới tai nạn thương tâm rất dễ xảy ra. Và đây được xem là hậu quả nặng nhất cũng như không ai mong muốn sẽ xảy ra với ngôi nhà và gia đình mình.

Xem thêm: Góc giải đáp thắc mắc có nên làm giếng trời giữa nhà hay không?

1.2. Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Với những hậu quả nêu trên thì theo bạn, trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Thực tế thì khi nứt trần nhà, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên sẽ là giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà. Tiếp theo đó, xét đến tình trạng nguy hiểm thì sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng của vết nứt. Cụ thể như sau:

- Với các vết nứt nhỏ thì đây sẽ là vết nứt vữa. Vết nứt dạng này sẽ không phát triển thêm, tức là không lan tỏa và dài ra. Vì thế mà nó sẽ chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng nào.

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không
Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không

- Với các vết nứt sâu, dài và có sự lan tỏa rộng ra trên trần nhà thì đây có thể là vết nứt bê tông. Loại vết nứt này nếu không được kiểm tra, đánh giá kỹ càng thì sẽ có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm như sập trần nhà do quá tải. Điều này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ căn nhà, con người và tài sản của bạn cũng như hộ gia đình liền kề. 

Để đảm bảo an toàn một cách tối đa thì khi trần nhà xuất hiện các vết nứt, bạn cần có sự đánh giá chính xác về nguyên nhân, hiện trạng để có phương hướng xử lý kịp thời. Từ đó, đảm bảo được sự an toàn tối đa cho gia đình, tài sản cũng như tránh gây ảnh hưởng tới các gia đình xung quanh.

2. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt trần nhà

2.1. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc nứt trần nhà

Tìm hiểu nguyên nhân sẽ là cách để xác định sự nguy hiểm của việc nứt trần nhà. Thực tế thì sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây raonhanh365 chia sẻ sẽ là những nguyên nhân phổ biến nhất.

Nguyên nhân nứt trần nhà
Nguyên nhân nứt trần nhà

2.1.1. Do địa chất không ổn định

Địa chất không ổn định dẫn tới móng nhà không chắc chắn và theo thời gian thì sẽ có sự dịch chuyển và khiến cho tường nhà bị vặn, gây ra các vết nứt ngang, dọc trên trần nhà. Vì thế mà việc khảo sát địa chất trước khi xây nhà là rất quan trọng bởi yếu tố này sẽ quyết định tới sự ổn định, an toàn của ngôi nhà sau khi hoàn thiện.

2.1.2. Kỹ thuật xây dựng kém

Bên cạnh yếu tố nền tảng là địa chất thì kỹ thuật xây dựng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trần nhà bị nứt.

Quá trình thi công xây dựng ngôi nhà ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng ngôi nhà sau này. Từ việc gia cố, đóng cọc, cho tới chất lượng bê tông, cốt thép,... tất cả đều sẽ là nguyên nhân tạo nên sự xuất hiện của các vết nứt ở trên trần nhà.

2.1.3. Do không chống thấm trần nhà

Việc bỏ qua bước chống thấm trần nhà vì sợ tốn kém cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho tình trạng nứt trần nhà xảy ra nhanh hơn. Thực tế thì bước chống thấm là bước quan trọng để đảm bảo ngôi nhà hạn chế được tình trạng bị ngấm nước và dẫn tới các hệ lụy như sự xuất hiện của các vết nứt. Khi bạn tiết kiệm không đúng lúc thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với một sự tốn kém hơn để khắc phục tình trạng này.

Do không chống thấm
Do không chống thấm

2.1.4. Do các yếu tố tác động bên ngoài

Các yếu tố tác động bên ngoài như nhiệt độ quá cao, động đất nhẹ hay  lực từ các phương tiện lớn di chuyển trên đường gây ảnh hưởng tới các ngôi nhà mặt đường,... Những yếu tố ngoại cảnh này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của ngôi nhà và tạo ra các vết nứt khi lực tác động quá mạnh và lâu dài.

Xem thêm: Nhà chữ đinh là gì? Đặc điểm kiến trúc nhà chữ đinh

2.2. Khắc phục vết nứt trần nhà như thế nào?

Khi xảy ra tình trạng nứt trần nhà thì cần khắc phục như thế nào? Đây là điều mà bạn cần quan tâm, đặc biệt là khi đã có cho mình đáp án về việc trần nhà bị nứt có nguy hiểm không. 

2.2.1. Đối với các vết nứt nhỏ

Với các vết nứt nhỏ thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do chống thấm không tốt. Vì thế, để cải thiện cũng như khắc phục thì bạn cần tiến hành chống thấm lại cho trần nhà, đồng thời, sử dụng vôi vữa để bít lại các vết nứt trên trần nhà. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại sơn có khả năng khô nhanh để tăng hiệu quả chống thấm. Kiểm tra lại hệ thống đường ống nước để đảm bảo các đường thoát nước không chảy thẳng vào tường hay các chỗ nối liên quan tới mặt tường.

Cách xử lý vết nứt trần nhà
Cách xử lý vết nứt trần nhà

2.2.2. Đối với các vết nứt lớn

Trường hợp các vết nứt trần nhà là những vết nứt lớn thì sẽ có 3 cách xử lý như sau:

- Sử dụng máy bơm keo (bơm áp lực) đối với các bề mặt bê tông có độ dày >30cm

- Sử dụng xi lanh với bề mặt bê tông có độ dày =< 30cm

- Sử dụng cách cắt mặt bê tông theo hình chữ V khi trần nhà bị nứt chống chéo lên nhau

Thực tế thì với những vết nứt lớn và bạn không có quá nhiều kinh nghiệm thì cần nhờ tới các chuyên gia để được xem xét kỹ lưỡng hơn. Từ đó, có thể đưa ra được cách khắc phục, xử lý hơn tùy theo tình trạng nứt và trạng thái của ngôi nhà như thế nào.

Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho ngôi nhà
Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho ngôi nhà

Trên đây là chia sẻ về vấn đề trần nhà bị nứt có nguy hiểm không. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích liên quan tới vấn để nứt trần nhà. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được cơ bản về nguyên nhân, cách khắc phục để có phương hướng xử lý trong tình huống bản thân gặp phải.

Xà ngang trong nhà là gì? Xà ngang trong nhà tốt hay xấu?

Xà ngang trong nhà là gì? Xà ngang trong nhà tốt hay xấu, có nên làm xà ngang trong nhà không? Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết sau nhé!

Xà ngang trong nhà là gì

Tin tức liên quan

Tổng hợp một số cách tăng dương khí trong nhà đơn giản nhất

Tại sao cần tăng dương khí trong nhà? Tìm hiểu một số cách tăng dương khí trong nhà để xua tan âm khí. Tăng dương khí trong nhà bằng cách nào?

Giải đáp thắc mắc liệu có nên bọc trần da ô tô hay không?

Có nên bọc trần da ô tô hay không? Ưu và nhược điểm của việc bọc trần da ô tô là gì? Nếu không bọc trần ô tô có sao không? Các loại da bọc trần phù hợp.

Đất 313 là gì? Muốn chuyển đổi đất 313 cần làm thủ tục gì?

Bạn có biết đất 313 là gì? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng đất 313 đúng theo quy định về Luật đất đai. Theo dõi ngay cùng raonhanh365.vn nhé.

Lên đầu