CHI TIẾT TIN TỨC

Khoảng lùi công trình là gì? Bạn cần phải biết các quy định nào?

24-12-2022 07:49

Trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở, khoảng lùi công trình là bắt buộc phải có, nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như quy định của pháp luật. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về khoảng lùi công trình là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đi đến bài viết dưới đây!

1. Hiểu về khoảng lùi công trình

1.1. Định nghĩa về khoảng lùi công trình

Khoảng lùi công trình còn được gọi là setback, đây là một thuật ngữ được chỉ trong xây dựng. Khoảng lùi công trình sẽ thể hiện khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và đường giới hạn được phép xây dựng của ngôi nhà (chỉ giới xây dựng).

Các chỉ giới này được đặt ra bởi quy định của Bộ Xây dựng và mọi người dân cần nghiêm túc thực hiện các quy định này. Tất cả đều đã được tính toán, xác định giá trị khoảng lùi an toàn đối với mỗi ngôi nhà của người dân.

Theo quy định, chỉ giới xây dựng bắt buộc phải hẹp hơn chỉ giới đường đỏ, tức là người dân cần đảm bảo lùi một khoảng cách lớn. Nhưng riêng đối với các không gian phụ như ban công, ô văng, mái hắt,… được phép nhô ra vượt ra khỏi chỉ giới đường đỏ đã quy định.

Như vậy, người dân được phép xây dựng các công trình phụ trên cao lùi ra ngoài để lấy thêm diện tích công trình được xây dựng. Khi xây, người dân cần đảm bảo khoảng lùi phù hợp với địa hình bên dưới. Đồng thời, người dân cùng cần đảm bảo không gây ảnh hưởng, cản trở các hoạt động xung quanh.

Khoảng lùi công trình là gì
Khoảng lùi công trình là gì?

1.2. Các thuật ngữ liên quan đến khoảng lùi công trình

Theo quy định về quy hoạch xây dựng mà Bộ Xây dựng đã ban hành, theo đó, khoảng lùi công trình sẽ liên quan đến các thuật ngữ phổ biến sau:

1.2.1. Chỉ giới xây dựng

Chỉ giới xây dựng là đường chỉ giới được xác định khi có các công trình được xây dựng trên một phần đất cụ thể đã được Nhà nước cấp phép. Theo đó, người dân chỉ được phép xây nhà hay các công trình đã được quy định từ trước.

Chỉ giới đường đỏ có thể trùng hoặc vượt ra ngoài chỉ giới xây dựng. Cách xác định này đã được quy định tùy theo yêu cầu của quy hoạch, được phán ảnh đúng các quy định của địa phương trong thực tế và được dựa theo quy định của pháp luật làm tiêu chuẩn.

1.2.2. Chỉ giới đường đỏ

Chỉ giới đường đỏ là một đường chỉ giới phân ranh giữa phần đất của công trình xây dựng với phần đất của khu vực công cộng hay đường giao thông. Chỉ giới này chính là đường ranh giới thể hiện lợi ích của các chủ thể khác nhau trong một khu vực có quyền được xây dựng, khai thác hay quản lý.

Theo đó, người dân cần đảm bảo công trình xây dựng không ảnh hưởng đến các hoạt động mang tính chất quản lý của Nhà nước. Chỉ giới đường đỏ này được thể hiện rõ trên bản quy hoạch hay thực địa của từng địa phương. Điều này cho thấy đường chỉ đỏ sẽ bao gồm toàn bộ vỉa hè, lòng đường hay khoảng đất dành cho cây cối.

Xem thêm: Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Các quy định liên quan

Các công trình không được phép vượt đường chỉ giới đỏ
Các công trình không được phép vượt đường chỉ giới đỏ

2. Các quy định của Pháp luật về khoảng lùi trong xây dựng

Tùy theo từng địa hình, từng khu vực khác nhau sẽ có các quy định về khoảng lùi khác nhau, điều này sẽ phản ánh quy hoạch của từng địa phương. Không chỉ vậy, khoảng lùi công trình còn chịu phụ thuộc bởi quy mô, chiều cao và không gian của từng công trình.

Theo đó, các quy định được đưa ra sẽ đảm bảo tình hình thực tế ở từng địa phương, từng khu vực khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế thực hiện, liên quan đến các nhu cầu hoạt động của các phần không gian. Ở mỗi khu vực đô thị và nông thôn sẽ được quy định cụ thể như sau:

2.1. Khoảng lùi công trình ở đô thị

Khoảng lùi công trình này được quy định theo Luật xây dựng về các điều kiện được cấp phép các công trình xây dựng. Các quy định về khoảng lùi công trình sẽ ghi cụ thể như sau:

Đầu tiên là đối với các công trình có chiều cao dưới 22m, lộ giới rộng từ 19 – 20m thì khoảng lùi công trình sẽ được quy định là bằng 0.

Thứ hai là đối với các công trình có chiều cao từ 28m trở lên thì khoảng lùi công trình sẽ được quy định là 6m.

Thứ ba, đối với các công trình có chiều cao 25m và có lộ giới rộng trên 22m. Theo đó, khoảng lùi công trình sẽ được tính toán là bằng 0.

Cuối cùng là đối với công trình có chiều cao là 25m thì khoản lùi công trình sẽ được quy định là 3m.

Khoảng lùi công trình ở đô thị
Khoảng lùi công trình ở đô thị

2.2. Khoảng lùi công trình ở khu vực nông thôn

Ở nông thôn, khoảng lùi công trình sẽ được tính toán có phần phức tạp hơn, tùy thuộc vào từng địa hình mà công trình đó xây dựng lên. Theo đó, bạn cần tuân thủ các quy định sau, trong việc xây dựng các công trình của nông thôn.

Đầu tiên, xét vị trí khu vực, đối với các công trình được xây dựng ở trung tâm xã thì khoảng lùi công trình xây dựng cần đạt tối thiểu là 1,5m trở lên.

Còn đối với các công trình được xây dựng ở các khu vực dân cư đông đúc của xã, thì khoảng lùi công trình của đối tượng này cần đạt 2m trở lên.

Riếng đối với các công trình xây dựng nhà ở có sự kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì theo quy định, khoảng lùi công trình cần đạt từ 2m trở lên.

Khoảng lùi công trình ở nông thôn cần đạt tối thiểu 1,5m
Khoảng lùi công trình ở nông thôn cần đạt tối thiểu 1,5m

2.3. Khoảng lùi công trình của một số công trình khác

Đối với các công trình xây dựng nhà cấp 4 hay cao tầng, khoảng lùi công trình cũng được quy đinh phụ thuộc vào vị trí của từng địa phương như nông thôn hay đô thị.

Không những vậy, pháp luật cũng quy định về các công trình có diện tích trên 3000m2 được sử dụng với mục đích kinh doanh thì cần phải xem xét các quy định này. Trong quá trình xây dựng, bạn cần xét đến vị trí của công trình đối với mặt bằng chung của khu vực bạn đang sống. Đồng thời, cũng cần đảm bảo khoảng cách an toàn của  khoảng lùi công trình theo dự án.

Thông thường, các công trình có diên tích trên 3000m2 với mục đích kinh doanh sẽ được xây dựng 100% sau khi đã loại trừ các khoảng lùi của công trình xây dựng.

3. Khoảng lùi công trình có ý nghĩa như thế nào?

Việc tuân thủ khoảng lùi công trình là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, đồng thời tránh tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, khoảng lùi công trình được thiết lập nên vẫn còn có các ý nghĩa sau:

Đầu tiên chính là việc đảm bảo người dân không lấn chiếm lòng đường. Theo đó, khi chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng trùng nhau, người dân hoàn toàn có thể xây sát với lối giao thông. Việc quy định về khoảng lùi công trình sẽ đảm bảo cho người dân trong quá trình đi lại. Đồng thời, trong quá trình thi công, người dân sẽ thường xuyên lấn chiếm lòng đường, thi công vượt qua ranh giới quy định. Việc quy định về khoảng lùi sẽ đảm bảo sự an toàn, tránh tai nạn trong quá trình người dân đi qua các công trình.

Không chỉ vậy, khoảng lùi công trình còn đảm bảo độ an toàn khi xây các công trình cao tầng. Theo đó, các tòa nhà càng cao thì khoảng lùi công trình càng lớn, điều này khiến diện tích công trình xây dựng bị thu hẹp lại. Do đó, người dân cần phải xây dựng các công trình phụ nhô ra phía trước để đảm bảo diện tích sử dụng toàn ngôi nhà.

Khoảng lùi công trình giúp đảm bảo sự an toàn
Khoảng lùi công trình giúp đảm bảo sự an toàn

4. Quy định của pháp luật khi vi phạm về khoảng lùi công trình

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với các trường hợp vi phạm về khoảng lùi công trình sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 – 60 triệu đồng. Ngoài ra, các cá nhân này còn phải dừng hoàn toàn quá trình xây dựng, đồng thời sẽ phải tháo dỡ toàn bộ công trình. Đồng thời, các cá nhân không được phép điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa công trình đang xây dựng.

Do vậy, trước khi mua nhà sổ đỏ để xây dựng công trình, các cá nhân, chủ đầu tư cần phải hiểu rõ về các quy định về khoảng lùi công trình để từ đó có thể tránh được những vi phạm không đáng có sẽ xảy ra.

Nếu vi phạm sẽ bị tháo dỡ công trình
Nếu vi phạm sẽ bị tháo dỡ công trình

Trên đây chính là toàn bộ thông tin về khoảng lùi công trình. Hy vọng rằng, với toàn bộ bài viết trên, các bạn đã hiểu khoảng lùi công trình là gì, đồng thời sẽ biết cách xác định khu vực mà mình được phép xây trong tương lai. Raonhanh365.vn sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn thông tin về các quy định xây dựng ở các bài đăng tiếp theo.

Biệt thự tứ lập là gì và những đặc điểm cần nắm rõ?

Trong những năm gần đây, một mô hình bất động sản mới được du nhập vào Việt Nam là biệt thự tứ lập. Để hiểu hơn về biệt thự tứ lập là gì? Hãy cùng đọc trong bài viết dưới đây!

Biệt thự tứ lập là gì

Tin tức liên quan

Chu kỳ thuê đất khu công nghiệp là gì? Các vấn đề cần biết

Chu kỳ thuê đất khu công nghiệp là gì - các doanh nghiệp cần nắm bắt cụ thể để thuê đất tuân thủ đầy đủ, đúng quy định liên quan đến chu kỳ thuê đất.

Độ trễ âm thanh là gì? Một số cách khắc phục độ trễ âm thanh

Độ trễ âm thanh là gì? Bạn có biết tại sao có hiện tượng độ trễ âm thanh không? Và làm sao để có thể khắc phục hoặc tận dụng độ trễ này trong cuộc sống?

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là gì? Có nên mua bảo hiểm này không?

Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là gì? Đây là một loại bảo hiểm không bắt buộc có nhiều lợi ích cho cá nhân dùng xe ô tô giảm thiểu thiệt hại với những rủi ro.

Lên đầu