CHI TIẾT TIN TỨC

Ba cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn đơn giản và dễ thực hiện nhất

05-10-2022 09:01

Trước đây chỉ những chiếc laptop mới có thể kết nối wifi để vào mạng, còn máy tính bàn thì phải sử dụng dây cáp mạng. Tuy nhiên, có một tin mừng cho những bạn nào đang sử dụng máy tính bàn đó là trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những công cụ cho phép máy tính bàn có thể kết nối wifi. Nghe thật thú vị đúng không nào? Vậy thì hãy tìm hiểu ngay cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn qua hướng dẫn trong bài viết sau đây nhé!

1. Cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn

Máy tính bàn kết nối với mạng wifi đã không còn là câu chuyện bất khả thi khi hiện nay bạn có thể sử dụng một số công cụ như USB Wifi Adapter, Card Wifi hay là thiết bị Wifi chuẩn PCI-e. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn thông qua các công cụ kể trên nhé!

Giờ đây máy tính bàn đã có thể bắt được mạng wifi
Giờ đây máy tính bàn đã có thể bắt được mạng wifi

1.1. Bắt wifi cho máy tính bàn bằng USB Wifi Adapter

Cách bắt wifi cho máy tính bàn sử dụng USB Wifi Adapter là cách làm thông dụng nhất và dễ thực hiện nhất. Với cách làm này, bạn không cần phải tháo máy ra để bổ sung thêm bất kỳ phần cứng nào khác, cũng không cần phải nâng cấp bộ phận nào của máy.

Bạn chỉ cần kết nối USB Wifi Adapter với máy tính bàn thông qua cổng USB, sau đó thiết bọ nhỏ gọn này sẽ giúp máy tính của bạn có thể kết nối được với các wifi mà bạn biết mật khẩu. Không chỉ thế, cách cài đặt và sử dụng USB Wifi Adapter cũng rất đơn giản.

Trong lần đầu tiên sử dụng bạn cần cài đặt driver cho thiết bị. Cũng có một số mẫu có thể sử dụng luôn mà không cần cài đặt driver. Tuy nhiên, có một số trường hợp USB Wifi Adapter sẽ không hoạt động nếu bạn để máy tính ở chế độ sleep.

Giá thành của một chiếc USB Wifi Adapter là khá hợp lý, chỉ từ khoảng 110.000 là bạn đã có thể mua được một thiết bị như thế. Sau khi mua về, bạn chỉ cần kết nối với máy tính và thực hiện thêm một vài thao tác cài đặt là được.

Bắt wifi cho máy tính bàn bằng USB Wifi Adapter
Bắt wifi cho máy tính bàn bằng USB Wifi Adapter

1.2. Trang bị thêm card wifi cho máy tính bàn

Nếu không sử dụng USB Wifi Adapter thì có một cách làm khác để máy tính bàn có thể kết nối với wifi đó là trang bị thêm cho máy tính một chiếc card wifi.

Card wifi sẽ được gắn trên bo mạch chủ, bởi vậy để làm được điều này thì bạn cần phải mở thùng CPU sau đó lựa chọn vị trí tương thích để gắn card wifi.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu các thông số của CPU và bo mạch chủ để lựa chọn ra loại card wifi phù hợp nhất. Card wifi không phù hợp sau khi gắn vào bo mạch chủ sẽ không hoạt động. hoặc thậm chí không thể gắn thành công vào bo mạch chủ.

Xem thêm: Khi mua laptop cần lưu ý những gì? Brand lớn có xịn như lời đồn

1.3. Sử dụng card wifi chuẩn PCI-e

Card wifi chuẩn PCI-e cũng là một thiết bị phần cứng giúp cho máy tính bàn có thể kết nối với wifi. Card wifi chuẩn PCI-e có hình chữ nhật, thực chất đó chính là một bảng mạch phức tạp.

Ngày nay, loại card wifi chuẩn PCI-e được sử dụng phổ biến là loại nhỏ nhất, có tên gọi là PCI-e x1. Loại card này kết nối với máy tính bàn thông qua khe cắm PCI.

Sử dụng card wifi chuẩn PCI-e
Sử dụng card wifi chuẩn PCI-e

Trong số 3 thiết bị phần cứng giúp máy tính bàn kết nối với wifi kể trên thì card wifi chuẩn PCI-e cho khả năng kết nối với wifi ổn định và hiệu quả nhất. Tuy vậy thiết bị này khá khó lặp đặt và khi lắp rồi cũng khá khó tháo rời. Hơn nữa giá thành của card wifi chuẩn PCI-e cũng là cao nhất.

2. Sửa lỗi máy tính bàn không kết nối được wifi

Trong phần trước, chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về các cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn sử dụng USB Wifi Adapter, card wifi và card wifi chuẩn PCI-e. Trong phần này, cùng raonhanh365.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách giải quyết một số trường hợp máy tính bàn không vào được mạng nhé!

2.1. Wifi chỉ hiện lên đúng một vạch

Wifi chỉ hiện lên duy nhất một vạch chứng tỏ rằng tín hiệu wifi truyền đến là rất yếu ớt đến mức không đủ để vào mạng. Nguyên nhân của tình trạng này là do máy tính đặt ở quá xa cục phát sóng wifi hoặc thiết bị phát wifi xảy ra vấn đề. Ngoài ra, giữa máy tính và wifi có quá nhiều vách ngăn cũng khiến cho sóng wifi bị yếu đi rất nhiều. Bạn nên kiểm tra lại cài đặt của cục phát sóng wifi, hoặc đưa cục wifi lại gần máy tính hơn hay loại bỏ bớt những chướng ngại vật để tín hiệu wifi được truyền đi khỏe hơn.

Máy tính quá xa thiết bị phát wifi sẽ chỉ bắt được tín hiệu rất yếu
Máy tính quá xa thiết bị phát wifi sẽ chỉ bắt được tín hiệu rất yếu

2.2. Có kết nối với wifi nhưng không vào được mạng

Rõ ràng bạn thấy trên máy tính báo có kết nối với wifi và tín hiệu wifi đủ mạnh, nhưng vẫn không thể vào được mạng. Lỗi này xảy ra có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất đến từ thiết bị phát wifi. Thiết bị này gặp lỗi nhưng sẽ vẫn phát ra tín hiệu, vì vậy “thứ” mà máy tính bàn thu được không phải là tín hiệu wifi mà là tín hiệu được phát ra từ thiết bị phát wifi.

Trường hợp thứ hai, nguyên nhân có thể đến từ thiết bị thu nhận tín hiệu wifi được gắn trên máy tính bàn. Bạn cần kiểm tra lại cài đặt của thiết bị và kiểm tra xem đã lắp đúng vị trí chưa, hay thiết bị có đang bị lỗi gì không.

2.3. Lỗi chưa cài đặt driver cho thiết bị wifi

Đây cũng là một lỗi khá phổ biến. Khi bạn trang bị thêm cho máy tính bàn các thiết bị phần cứng hỗ trợ kết nối wifi thì kèm theo đó bạn cần cài đặt cả driver cho thiết bị đó để giúp thiết bị hoạt động bình thường. Nếu thiếu driver thì thiết bị đó sẽ không hoạt động.

Cần cài đặt driver cho thiết bị trong lần đầu hoạt động
Cần cài đặt driver cho thiết bị trong lần đầu hoạt động

Thông thường các hãng sản xuất thiết bị hỗ trợ bắt wifi cho máy tính bàn đều sẽ đính kèm theo hướng dẫn sử dụng, trong đó có phần hướng dẫn cài đặt driver. Đây là loại driver được thiết kế dành riêng cho thiết bị và không thể được thay thế bằng driver khác. Bởi vậy khi mua thiết bị bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là phần hướng dẫn cài đặt driver.

Xem thêm: Laptop có cần đế tản nhiệt không và lợi ích của đế tản nhiệt

2.4. Tắt chế độ máy bay hoặc khởi động lại máy tính bàn

Chế độ máy bay sẽ khiến cho máy tính ngắt toàn bộ các kết nối và chặn toàn bộ thông báo. Bởi vậy đây có thể là nguyên nhân khiến máy tính bàn không thể kết nối với wifi. Bạn hãy kiểm tra lại trên thanh taskbar, nếu thấy biểu tượng chiếc máy bay nghĩa là máy tính đang ở trong chế độ máy bay. Lúc này bạn chỉ cần tắt chế độ máy bay đi và kết nối với wifi là được.

Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể thử khởi động lại máy tính bàn. Đây là một cách khắc phục phổ thông có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề và nếu may mắn thì sau khi khởi động lại máy tính của bạn sẽ có thể kết nối wifi.

Đôi khi khởi động lại máy tính có thể giúp khắc phục nhiều vấn đề
Đôi khi khởi động lại máy tính có thể giúp khắc phục nhiều vấn đề

Trên đây, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc 3 cách bắt mạng wifi cho máy tính bàn bằng cách sử dụng USB Wifi Adapter, card wifi và card wifi chuẩn PCI-e. Nhờ có những thiết bị này mà việc bắt mạng wifi cho máy tính bàn không còn là bài toán bất khả thi nữa. Bên cạnh đó, USB Wifi Adapter cũng có giá thành rẻ, ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chiếc. Bạn cần lưu ý cài đặt đúng driver cho các thiết bị này để các thiết bị có thể hoạt động tốt trên máy tính bàn nhé!

Vì sao điện thoại bị nóng?

Vì sao điện thoại bị nóng? Nguyên nhân khiến điện thoại nóng lên là gì? Điện thoại nóng lên có ảnh hưởng gì không? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vì sao điện thoại bị nóng?

Tin tức liên quan

Giải đáp băn khoăn có nên đặt tivi trong phòng ngủ hay không?

Bạn đang thắc mắc không biết có nên đặt tivi trong phòng ngủ hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới để cập nhật thông tin nhé.

Đầu năm có nên sửa nhà không - Lưu ý để tránh vận xui

Đầu năm có nên sửa nhà không là thắc mắc của rất nhiều gia đình. Tìm hiểu để cẩn trọng không gây ra ảnh hưởng tới vận may cho gia đình và bản thân gia chủ.

Có nên để nhà vệ sinh trong phòng ngủ không và các lưu ý chi tiết

ưu điểm và hạn khi để nhà vệ sinh trong phòng ngủ là gì? có nên để nhà vệ sinh trong phòng ngủ không? những lưu ý trong các bố trí và hóa giải phong thủy

Lên đầu