CHI TIẾT TIN TỨC

[Tổng hợp] Các loại đất trồng trọt phổ biến nhà nông thường dùng

06-06-2022 08:26

Với truyền thống nông nghiệp lâu năm như Việt Nam thì đất trồng chính là tài sản vô giá luôn nhận được quan tâm từ nhiều người. Có thể bạn là một nông dân chính hiệu thế nhưng chưa chắc bạn đã hiểu rõ về các loại đất trồng trọt. Nếu vậy hãy cùng raonhanh365.vn tìm hiểu và khám phá ngay nhé.

1. Các loại đất trồng trọt phổ biến nhất hiện nay

Đất trồng trọt hiện nay có 3 loại phổ biến bao gồm đất thịt, đất sét và đất cát. Sau đây hãy cùng raonhanh365 tìm hiểu về đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng loại để hiểu rõ về công dụng của chúng bạn nhé.

1.1. Đất thịt trồng cây

Khi kể đến các loại đất trồng trọt, chắc chắn không thể không nhắc đến loại đất thịt. Đây là loại đất trong thành phần có chứa khoảng 25 - 50% là cát, có tới 30 - 50% là mùn và 10 - 30% còn lại là sét.

Tìm hiểu về loại đất này, người nông dân hay những ai có ý định làm nông cần nắm rõ những ưu điểm cũng như nhược điểm, từ đó tận dụng triệt để đồng thời khắc phục những hạn chế mà loại đất này gây ra. Vậy ưu và nhược điểm của đất thịt là gì?

Đất thịt trồng cây
Đất thịt trồng cây

- Về ưu điểm: Với đất thịt, với đặc điểm mà loại đất này sở hữu thì nó có chế độ thấm nước khá tốt. Các yếu tố như nhiệt độ hay không khí khá thuận lợi cho quá trình trao đổi diễn ra trong đất.

Ngoài ra, khi trồng cây với loại đất này, người nông dân sẽ tiết kiệm được kha khá nguồn nhân lực và thời gian bởi tính chất đất khá mềm, dễ làm, cày bừa nhanh.

- Về nhược điểm: Đất thịt rất dễ bị vỡ vụn khi không được cung cấp đủ độ ẩm, bên cạnh đó còn dễ bị úng nước khi bạn tưới quá nhiều, điều này dễ dẫn đến tình trạng thối hoặc chết cây trồng.

Về cơ bản, loại đất thịt phù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có các loại cây gia vị, các loại rau sạch, cây dược liệu, cây ăn quả, trồng hoa hay cây cảnh,...

Xem thêm: Thủ tục mua bán đất ruộng theo quy định của pháp luật hiện hành

1.2. Trồng cây bằng đất sét

Trồng cây bằng đất sét
Trồng cây bằng đất sét

Một loại đất trồng trọt mà tôi muốn chia sẻ khi bàn về chủ đề các loại đất trồng trọt đó chính là đất sét. Vậy đất sét có những đặc tính gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đất sét là loại đất có tính chất cực kỳ kết dính, chúng khá dẻo khi được tưới nước và có thể tạo thành cục đất cứng khi khô. Trong thành phần của loại đất này có chứa từ 0 - 45% là mùn, có 50 - 100% là sét.

Loại đất này có ưu điểm là: Giữ nước, thành phần có chứa nhiều mùn hơn cát, so với nhiệt độ không thì có phần thay đổi chậm hơn. Bên cạnh đó, đất sét chứa khá nhiều keo nên lượng dinh dưỡng được hấp thu khá lớn. Bởi đặc điểm ít bị rửa trôi cho nên đất sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là đất cát.

Về nhược điểm, đất sét được cấu tạo từ các hạt sét rất nhỏ nên khó thấm nước khiến cây trồng dễ bị ngập úng, bên cạnh đó còn khả năng thoáng khí kém, đất nghèo chất hữu cơ khiến đất bị cứng chặt, rất khó làm đất khi trồng trọt. Nếu gặp thời tiết khô hạn, cấu trúc đất dễ bị nứt nẻ khiến rễ cây cũng vì thế mà bị tách rời theo.

Để cải tạo loại đất này, người trồng cây cần tiến hành bón phân hữu cơ, phân xanh, phân chuồng và vôi,... Nếu cảm thấy đất quá sét thì có thể trộn thêm cát hay tưới nước phù sa thô để cải thiện. Bạn có thể lưu ý tránh xa không sử dụng loại đất này cho các cây trồng lấy củ để đạt hiệu quả cao nhất.

1.3. Đất cát

Đất cát
Đất cát

Đất cát là loại đất thứ 3 được sử dụng phổ biến trong trồng trọt, thành phần cấu tạo của loại đất này bao gồm 80 - 100% là cát, chỉ từ 1 - 10% là mùn và 1 - 10% là sét. Trong đó tính chất của nó là thô, các hạt cát rời rạc với nhau, sờ vào thấy sạn và không kết dính.

Về ưu điểm: Loại đất này thường có khe hở lớn cho nên dễ thoát nước, chống ngập úng cho cây trồng.Cũng bởi khe hở lớn nên tạo điều kiện cho các sinh vật háo khí hoạt động mạnh mẽ. Đất rất dễ làm cho nên tiết kiệm được chi phí cày bừa, chi phí nhân công cho người lao động.

Tuy nhiên, đất cát lại tồn tại một số nhược điểm như là khi khô ráo thì rời rạc còn khi ướt thì lại bị bí, vì chứa ít keo cho nên khả năng giữ phân và nước bị hạn chế. Loại đất này làm cho cỏ mọc nhanh do vi sinh vật phát triển kém, dẫn đến việc không có lợi cho cây trồng.

Để năng suất đạt hiệu quả, người nông dân trước khi trồng cây cần cải tạo đất. Cụ thể, hãy bón thêm phân và chia thành nhiều lần khác nhau, sau đó vùi sâu chúng để đất hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với phương pháp cày lâu lật sét, bón phân hữu cơ, tưới nước phù sa hay bón bùn ao để gia tăng lượng sét nhất định.

Loại đất này phù hợp với một số giống cây có củ như khoai lang, khoai tây hay lạc. Ngoài ra còn khá thích hợp với cây phi lao, các giống cây ăn quả hay cây lương thực,...

2. Một số loại đất trồng cây thông dụng khác

Bên cạnh những loại đất trồng trọt kể trên, người ta cũng thường sử dụng một số loại đất trồng cây thông dụng khác chẳng hạn đất trồng cây công trình hay đất dùng trồng cây cảnh,...

2.1. Các loại đất dùng trồng cây công trình

2.1.1. Đất phù sa

Đất phù sa
Đất phù sa

Đất phù sa là loại đất khá phổ biến và được bà con nông dân sử dụng nhiều trong trồng cây, đặc biệt là cây công trình. Cụ thể, loại đất này được cấu tạo từ đất thịt và đất mùn. Trong đó có khoảng 80% là đất thịt và khoảng 10% là cát non, phần còn lại chính là mùn do lá cây mục.

Đất phù sa có khá nhiều ưu điểm, cụ thể như:

- Trồng cây bằng loại đất này khiến cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó làm gia tăng quá trình sinh sôi nảy nở. Chưa kể khả năng giữ nước lâu nhưng lượng đất vừa phải giúp cho cây trồng không bị úng nước.

- Thành phần của đất có chứa nhiều chất hữu cơ, chất khoáng, chất vô cơ, các vi lượng, đa lượng hay vi sinh vật cho nên làm cây trồng nhanh phát triển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, thông thoáng lại giàu dưỡng chất do có nhiều Ca, Mg trong đất. Đặc biệt là không bị lẫn tạp chất gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng.

2.1.2. Trồng cây công trình bằng đất đỏ

Trồng cây công trình bằng đất đỏ
Trồng cây công trình bằng đất đỏ

Đất đỏ cũng được sử dụng trong trồng trọt cây công trình, loại đất này có đặc tính là ít chất hữu cơ, thành phần chứa nhiều mìn và axit Fulvonic. Nhìn bề ngoài thì đất có màu đỏ hoặc màu gạch do được hình thành từ đá Bazan và sự phun trào của maxma. Trong đất có chứa nhiều chất vô cơ, mùn, sét, N, S,... đặc biệt là hàm lượng oxit nhôm khá cao.

Đất đỏ có những ưu điểm như là khả năng thấm nước cao, độ thoáng khí trong đất tốt; trong đất có chứa nhiều loài vi sinh vật hữu ích giúp cho cây trồng nhanh phát triển.

Nhược điểm của loại đất này chính là thiếu độ phì nhiêu, hàm lượng chất hữu cơ trong đất kém nên không phù hợp với những loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa mì,...

2.1.3. Trồng cây công trình bằng đất đen

Bạn đã nghe tới đất đen? Liệu đất đen có phải là loại đất màu đen? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đất đen chính là loại đất nằm trên bề mặt ruộng, vườn. Theo đó người ta tính theo bề dày từ trên mặt đất xuống dưới khoảng 20 - 80cm. Theo các chuyên gia trong ngành thì đây chính là loại đất thích hợp trồng cây công trình nhất do thành phần chứa nhiều loại khoáng chất.

Trồng cây công trình bằng đất đen
Trồng cây công trình bằng đất đen

Những ưu điểm của loại đất này: Do có nhiều mùn và đạm lại nghèo Nitơ cho nên đất được xem là loại đất giàu chất dinh dưỡng nhất. Chưa kể thành phần của nó chứa nhiều thịt cơ giới trung bình và thịt nặng cho nên độ màu mỡ khá cao. Người nông dân có thể dùng nó để thay thế một số loại phân bón khi trồng cây, ngoài ra đất còn chứa nhiều chất hữu cơ, giúp cây trồng giữ ẩm tốt.

So với những loại đất trồng trọt khác thì có lẽ đây là loại đất có ít nhược điểm nhất. Người ta chỉ phát hiện ra đúng 1 nhược điểm duy nhất đó chính là giá bán của loại đất này khá cao.

Xem thêm: Đất thóp hậu là gì? Những thông tin xoay quanh về đất thóp hậu

2.2. Các loại đất dùng trồng cây cảnh

2.2.1. Trồng cây cảnh bằng loại đất hữu cơ

Đất hữu cơ là loại đất được nhắc đến nhiều, nhất là trong thời buổi hiện nay, vậy bạn có thực sự hiểu rõ đó là loại đất gì? Mang những đặc điểm cụ thể nào không?

Chính xác đất hữu cơ là loại đất 100% từ thiên nhiên, nó được sử dụng để làm nền cho các loại cây cảnh hay một số loại rau sạch. Trong thành phần của nó bao gồm có lá khô, than bùn, vỏ cây hay đá nhỏ,...

Trồng cây cảnh bằng loại đất hữu cơ
Trồng cây cảnh bằng loại đất hữu cơ

Loại đất này được nhiều người ưa chuộng là bởi nó sở hữu một số ưu điểm sau đây: Phù hợp cho những người lần đầu trồng cây, nó làm gia tăng độ tơi xốp giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung khoáng chất cho cây trồng,...

Tuy nhiên, loại đất này lại có những hạn chế đó là vào những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, với hàm lượng hữu cơ là than bùn sẽ không tốt cho cây trồng. Nhưng với những ngày năng nóng kéo dài thì cây rất dễ bị mất nước.

2.2.2. Trồng cây cảnh bằng loại đất vô cơ

Đất vô cơ chứa thành phần chủ yếu là đá nham thạch, đất sét nung và xì than,... Loại đất này có ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài cho cây trồng, cấu trúc hạt nên không dễ rã thành bột hay bùn.

2.2.3. Sử dụng đất hợp sạch

Sử dụng đất hợp sạch
Sử dụng đất hợp sạch

Đất hợp sạch - một loại đất được nhiều người ưa chuộng khi trồng cây cảnh bởi nó giúp bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cao, làm gia tăng quá trình trao đổi chất cho cây.

Loại đất này trước khi đưa vào sử dụng đã được xử lý các mầm bệnh có khả năng gây hại cho cây trồng và con người. Cho nên giúp cây trồng luôn đảm bảo phát triển một cách ổn định nhất.

Các loại đất trồng trọt đã được làm rõ với bài viết trên đây, mong rằng với những kiến thức và chia sẻ hữu ích này, tất cả những ai yêu thích trồng cây hay có ý định làm giàu từ nghề trồng trọt thì sẽ biết cách tận dụng loại đất phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đất thổ vườn là gì?

Đất thổ vườn là gì? Một khái niệm thường được nhắc đến trong đời sống hàng ngay nhưng lại rất ít người hiểu. Ở bài viết này, raonhanh365.vn muốn gửi tới bạn định nghĩa chính xác cũng như phân tích cụ thể để xem loại đất này có nên lựa chọn để ở hay không.

Đất thổ vườn là gì?

Tin tức liên quan

Chia sẻ những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà bạn cần phải nắm rõ

Một số thông tin về đặt cọc khi mua nhà. Chia sẻ kinh nghiệm đặt cọc mua nhà có thể bạn chưa biết. Đặt cọc mua nhà có thể tiềm ẩn những rủi ro nào?

Bật mí kinh nghiệm kỹ năng telesale bất động sản chuyên nghiệp

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kỹ năng telesale bất động sản chuyên nghiệp? Hãy cùng tham khảo trong nội dung sau của raonhanh365.vn nhé.

Những kinh nghiệm mua đất vùng ven mới nhất mà bạn cần biết

Nhu cầu mua đất vùng ven và lợi thế khi mua đất vùng ven thế nào? Tổng hợp những kinh nghiệm mua đất vùng ven hiệu quả và phát sinh lời nhanh chóng.

Lên đầu