CHI TIẾT TIN TỨC

Chia sẻ những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà bạn cần phải nắm rõ

06-06-2022 16:51

Khi tìm kiếm được một căn nhà ưng ý, người mua thường tiến hành đặt cọc trước để “giữ chỗ”, sau khi hoàn tất các thủ tục và hợp đồng mua bán nhà thì mới thanh toán hết số tiền mua nhà. Tuy nhiên, việc đặt cọc trước có thể đi kèm với một số rủi ro nếu bạn không tinh ý. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà mà bạn cần biết nếu không muốn phải chịu thiệt khi đi mua nhà nhé!

1. Một số thông tin về đặt cọc khi mua nhà

Tiền đặt cọc khi mua nhà là khoản tiền mặt hoặc kim khí hoặc vật phẩm khác có giá trị tương đương mà bên mua (bên đặt cọc) giao cho bên bán (bên nhận đặt cọc) để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng mua bán nhà sẽ được diễn ra thuận lợi.

Đặt cọc giúp đảm bảo hợp đồng mua bán nhà sẽ được ký kết
Đặt cọc giúp đảm bảo hợp đồng mua bán nhà sẽ được ký kết

Sau khi hợp đồng mua bán nhà đã được ký kết hoàn tất, bên mua có thể khấu trừ số tiền đặt cọc đã giao trước đó vào thẳng số tiền phải trả khi mua bán nhà. Hoặc bên bán có thể chủ động hoàn trả lại số tiền đặt cọc cho bên mua. Trong trường hợp tiền đặt cọc mua nhà đã được giao nhưng bên mua vì lý do nào đó mà bên đặt cọc không tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì số tiền đã đặt cọc trước đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

Ngược lại, nếu việc đặt cọc mua nhà đã được hoàn tất nhưng bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì số tiền đã đặt cọc sẽ được được trả lại cho bên đặt cọc. Nếu hai bên có thỏa thuận nào khác thì thỏa thuận sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đã ký kết.

Xem thêm: Có nên mua nhà không hợp hướng không và câu trả lời chuẩn nhất

2. Chia sẻ kinh nghiệm đặt cọc mua nhà có thể bạn chưa biết

Nếu bạn cho rằng việc đặt cọc mua nhà là đơn giản, chỉ cần trao tiền và lập biên lai là xong thì quả thực suy nghĩ của bạn còn thiếu sót rất nhiều. Việc đặt cọc mua nhà có thể đi kèm với khá nhiều loại rủi ro mà bạn không thể ngờ tới. Để nhận thức rõ hơn về những rủi ro có thể xảy ra khi đặt cọc mua nhà, mời bạn theo dõi phần tiếp theo cùng raonhanh365.vn.

Việc đặt cọc mua nhà có thể đi kèm với khá nhiều loại rủi ro
Việc đặt cọc mua nhà có thể đi kèm với khá nhiều loại rủi ro

2.1. Đặt cọc mua nhà có thể tiềm ẩn những rủi ro nào?

Đặt cọc mua nhà không đảm bảo 100% là bạn sẽ sở hữu được căn nhà đó theo ý muốn của mình. Rủi ro tiềm ẩn có thể liên quan đến quyền sử dụng đất, một số thủ tục pháp lý, tư cách bán nhà, tranh chấp hoặc kiện tụng…

Sau đây là một số rủi ro bạn có thể gặp phải khi đặt cọc mua nhà mà bạn cần nắm rõ để chủ động đề phòng.

2.1.1. Những rủi ro có liên quan đến đất đai

Nhóm rủi ro này có tỷ lệ xảy ra không hề nhỏ. Đầu tiên, căn nhà bạn có ý định mua có thể thuộc vào phạm vi đất quy hoạch mà bạn không hề hay biết. Khi tìm hiểu về căn nhà, bạn cần đảm bảo rằng căn nhà đó hoặc một bộ phận đất thuộc vào căn nhà đó không nằm trong phạm vi quy hoạch, giải tỏa hoặc thu hồi đất. Nhiều trường hợp cả người bán và người mua đều không biết căn nhà sẽ thuộc vào phạm vi thu hồi đất dẫn đến hợp đồng mua bán nhà không thể được thực hiện thành công.

Cẩn trọng với nhiều rủi ro có liên quan đến đất đai
Cẩn trọng với nhiều rủi ro có liên quan đến đất đai

Bên cạnh đó, rủi ro có thể xuất phát từ nguyên nhân căn nhà đó thuộc phạm vi đang tranh chấp hoặc kiện tụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất cứ diện tích đất nào đang thuộc vào phạm vi tranh chấp hoặc kiện tụng đều không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, cho tặng…

2.1.2. Những rủi ro liên quan đến giấy tờ và thủ tục

Rủi ro thuộc nhóm này có thể xảy ra khi căn nhà bạn đặt cọc mua chưa được hoàn thiện giấy tờ pháp lý. Đây là trường hợp rủi ro có tỷ lệ xảy ra cao nhất (lên đến 49%), biểu hiện ở việc tranh chấp đồng sở hữu, nhà chưa hóa giá hoặc chưa hợp thức hóa xây dựng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cảnh giác khi bên bán không thể xuất trình đầy đủ giấy tờ. Nguyên nhân thường thấy nhất đó là căn nhà hiện đang thuộc diện thế chấp. Nên né tránh đặt cọc mua những căn nhà như vậy.

Ngoài ra, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hồ sơ được thụ lý. Nguyên nhân của trường hợp này có thể là bản vẽ hiện trạng căn nhà bị sai lệch hoặc tính toán chưa chính xác tiền thuế.

Rủi ro liên quan đến giấy tờ và thủ tục pháp lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Rủi ro liên quan đến giấy tờ và thủ tục pháp lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào

2.1.3. Những rủi ro khác

Bên cạnh hai nhóm rủi ro kể trên, rủi ro khi đặt cọc mua nhà có thể đến từ tư cách bán hàng của người đại diện giao dịch. Người đại diện giao dịch không phải chủ hộ hoặc không có quyền sở hữu hợp pháp với căn nhà đó.

Rui ro cũng có thể xuất phát từ bên mua nhà khi bên mua thay đổi ý định hoặc không có khả năng chi trả hết toàn bộ giá trị của căn nhà.

Ngoài ra, rủi ro còn có thể bắt nguồn từ việc mua nhà và bán lại nhà ngay trong khi còn đang trong cuộc giao dịch. Tuy vậy, tỷ lệ xuất hiện rủi ro kiểu này là không cao.

Xem thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu khi mua nhà mới mà có thể bạn chưa biết

2.2. Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà bạn cần biết

Khi đi xem nhà, bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà được chia sẻ ngay sau đây để không gặp phải những rủi ro đã kể đến ở trên nhé!

2.2.1. Hiểu rõ sự khác nhau giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước

Có hai loại tiền bạn có thể phải chi trước khi hợp đồng mua nhà được ký kết đó là tiền đặt cọc và tiền trả trước. Hai loại tiền này có bản chất không hề đồng nhất.

Bạn cần hiểu rõ sự khác nhau giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước
Bạn cần hiểu rõ sự khác nhau giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước

Một số người môi giới đất đai hoặc người bán thường sử dụng cụm từ “khoản tiền thanh toán đợt đầu”, tuy nhiên, khoản tiền này không được coi như là tiền đặt cọc và trong trường hợp hợp đồng mua bán không thành thì bạn sẽ không dễ dàng lấy lại số tiền đó.

Chính vì vậy mà khi xem nhà và ưng ý, bạn nên làm hợp đồng đặt cọc mua nhà, trong đó quy định rõ số tiền chi trả là tiền đặt cọc, rồi sau đó mới chi ra số tiền đặt cọc. Trường hợp không xác định rõ ràng là tiền đặt cọc hay tiền thanh toán trước thì sẽ mặc định coi số tiền bạn đã chi ra là số tiền thanh toán trước.

2.2.2. Kiểm tra kỹ thông tin rồi mới đặt cọc mua nhà

Như đã đề cập đến ở phần trước, rủi ro khi đặt cọc mua nhà có thể bắt nguồn từ đất đai, các giấy tờ và thủ tục pháp lý, tư cách mua bán nhà… Bạn nên kiểm tra kỹ và xác minh chính xác từng thông tin trên để đảm bảo sẽ không phát sinh bất kỳ rủi ro nào và hợp đồng mua nhà sẽ được ký kết hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, sau khi lập hợp đồng đặt cọc, bạn mua mang đi công chứng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Bạn cũng không nên đặt cọc số tiền quá lớn. Thông thường, số tiền đặt cọc mua nhà không vượt quá 20% tổng giá trị căn nhà.

Hãy kiểm tra kỹ thông tin rồi mới đặt cọc mua nhà
Hãy kiểm tra kỹ thông tin rồi mới đặt cọc mua nhà

Trên đây là những thông tin liên quan đến những rủi ro có thể xảy ra khi đặt cọc mua nhà và chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà quý báu mà bạn cần nắm rõ. Khi mua nhà, bạn hãy kiểm tra xem nhà có đầy đủ giấy tờ pháp lý hay không, đồng thời kiểm tra chính xác các thông tin về chủ sở hữu đất để tránh bị lừa mất tiền đặt cọc nhé!

Chi phí ở chung cư mỗi tháng

Chi phí ở chung cư mỗi tháng là bao nhiêu? Có chung cư nhưng không ở thì có mất phí không? Tham khảo thêm một số lưu ý với chi phí ở chung cư mỗi tháng trong bài viết sau đây nhé!

Chi phí ở chung cư mỗi tháng

Tin tức liên quan

Bật mí kinh nghiệm kỹ năng telesale bất động sản chuyên nghiệp

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin kỹ năng telesale bất động sản chuyên nghiệp? Hãy cùng tham khảo trong nội dung sau của raonhanh365.vn nhé.

Những kinh nghiệm mua đất vùng ven mới nhất mà bạn cần biết

Nhu cầu mua đất vùng ven và lợi thế khi mua đất vùng ven thế nào? Tổng hợp những kinh nghiệm mua đất vùng ven hiệu quả và phát sinh lời nhanh chóng.

Những lưu ý khi chuyển nhượng chung cư đảm bảo đúng quy trình

Lưu ý khi chuyển nhượng chung cư bạn đã biết chưa? Nếu chuẩn bị mua chung cư theo hình thức chuyển nhượng, hãy dành thời gian tìm hiểu bài viết này bạn nhé.

Lên đầu