CHI TIẾT TIN TỨC

Trần chìm là gì? Có nên làm trần thạch cao chìm hay không?

28-11-2022 17:41

Hiện nay, các công trình xây dựng ở Việt Nam thường làm trần chìm hoặc trần nổi bằng thạch cao, giúp căn phòng thêm thẩm mỹ, đa dạng và đẹp mắt hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết trần chìm là gì nếu như chưa từng nhìn thấy hoặc không để ý đến loại trần này. So với trần nổi, trần chìm có nhiều ưu điểm và là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng. Cùng tìm hiểu các thông tin về trần chìm qua bài viết bên dưới nhé!

1. Trần chìm là gì? Cấu tạo của trần chìm

1.1. Trần chìm là gì?

Trần chìm hay còn gọi là trần thạch cao chìm, là loài trần được thiết kế bằng cách giấu khung xương, tạo thành một mặt phẳng liền cho trần, khiến cho mọi người không thể nhìn thấy khung xương này, rất khó phân biệt trần bê tông hay thạch cao và mang đến tính thẩm mỹ tối đa.

Trần chìm hay còn gọi là trần thạch cao chìm
Trần chìm hay còn gọi là trần thạch cao chìm

So với các loại trần trang trí khác, trần chìm là loại trần được ưu tiên sử dụng và nhiều hộ gia đình lựa chọn thi công, ưu điểm lớn nhất phải kể tới tính thẩm mỹ cao.

Để tạo nên trần chìm, người ta sẽ thi công bằng cách treo những tấm thạch cao lên trên khung xương và dùng nhôm kẽm chữ U làm khung định hình bắt vít để liên kết với nhau và người ta sẽ ghép các tấm thạch cao nối liền  cao nhau.

Độ thẩm mỹ của trần chìm là không thể bàn cãi, chưa kể còn có thể sử dụng cho nhiều thiết kế khác nhau. Khi đến các tòa cao ốc, chung cư, hay nhà hàng, quán cafe hoặc nhà của một người nào đó… chắc hẳn sẽ nhìn thấy trần chìm, vì đây là loại trần được nhiều người ưa chuộng sử dụng.

Tuy vậy, loại trần này cũng có nhược điểm, nếu so với trần nổi thì trần chìm có giá đắt hơn, việc sửa chữa, tháo lắp, thi công cũng không dễ dàng như trần nổi.

1.2. Trần thạch cao chìm có cấu tạo ra sao?

Trần chìm thạch cao có kết cấu gồm các phần là khung xương thạch cao, vật tư phụ, tấm thạch cao và sơn bả hoàn thiện.

Cấu tạo của trần thạch cao chìm
Cấu tạo của trần thạch cao chìm

- Khung xương thạch cao: Quy chuẩn của khung xương thạch cao thường có kích thước là 400 x 1000 mm hoặc 400 x 800 mm.

+ Trần thạch cao chìm có thanh chính gồm 2 loại là dùng U gai làm thanh chính, thanh phụ và thanh chính đều sử dụng U gai và được áp dụng nhiều ở các tỉnh miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Còn một loại là U xương cá được dùng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội... Các loại khung xương thạch cao này có tác dụng giúp các tấm thạch cao định hình bám vào hoặc có thể nói theo cách khác là bắn tấm thạch cao bằng ốc vít vào trong khung xương.

+ U gai hay còn gọi thanh phụ được liên kết với tấm thạch cao và thanh chính, thương có quy cách là 400 mm theo tiêu chuẩn.

+ Thanh V liền tường được liên kết với khung xương, tường và tấm thạch cao.

+ Vật tư phụ: Vật tư phụ liên kết tấm thạch cao và hệ thống khung xương gồm ốc vít bằng đầu tự khoan, thanh ty treo khung xương, cùng một số vật tư phụ khác.

Tấm thạch cao để hoàn thiện phần thô cuối cùng của trần chìm
Tấm thạch cao để hoàn thiện phần thô cuối cùng của trần chìm

- Tấm thạch cao: Để hoàn thiện phần thạch cao chìm phần thô cuối cùng, cần có tấm thạch cao, liên kế với khung xương tạo nên một mặt trần thạch cao hoàn chỉnh.

- Sơn bả hoàn thiện.

2. Trần thạch cao chìm thường có mấy loại? 

Sau khi đã hiểu trần chìm là gì, chúng ta cùng tìm hiểu 2 loại trần chìm phổ biến hiện nay nhé!

- Trần chìm đóng phẳng: Là loại trần dùng một cốt trần phẳng duy nhất, giống với trần thả, đáp ứng tiêu chí về thẩm mỹ và phù hợp mọi không gian nhỏ, lớn, linh hoạt, với không gian nhỏ và thấp nên thường được sử dụng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc.

- Trần giật cấp: Trong trần giật cấp sẽ có 2 loại phổ biến, tùy vào sở thích của khách hàng và gia chủ mà sẽ lựa chọn loại trần giật cấp kín hoặc trần giật cấp hở. 

+ Trần chìm cấp kín là lựa chọn tuyệt vời với những người thích sự sang trọng, đơn giản, đây là loại trần được ưa chuộng và dùng nhiều ở những nước phương Tây.

Các loại trần chìm thạch cao hiện nay
Các loại trần chìm thạch cao hiện nay

+ Trần chìm cấp hở là loại tạo điểm nhấn cho phần giật cấp, phù hợp với không gian chiếu sáng thông thường và sở thích, cách này giúp căn phòng có điểm nhấn hơn nhờ việc trần giật cấp hở hắt đèn bởi hệ thống đèn LED.

Bên cạnh đó, còn có một loại trần chìm là trần thạch cao nghệ thuật, tuy là trần giật cấp nhưng có kiểu dáng đẹp mắt, độc đáo hơn rất nhiều.

3. Trần chìm có ưu điểm và nhược điểm gì? Nên dùng trần chìm không?

3.1. Ưu nhược điểm của trần chìm

Có thể thấy, trần chìm được rất nhiều người sử dụng, cũng bởi có các ưu điểm như sau:

3.1.1. Ưu điểm của trần chìm

- Trần thạch cao chìm có ưu điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ cao, trang trí các họa tiết, hoa văn theo sở thích dễ dàng.

- Kết hợp và lắp ghép với nhiều loại đèn trang trí khác nhau, mang đến một căn phòng tinh tế và sang trọng.

- Trần chìm thạch cao mang đến cảm giác thông thoáng nhờ tối ưu không gian.

Trần chìm mang đến không gian thông thoáng
Trần chìm mang đến không gian thông thoáng

- Dễ ứng dụng trần chìm ở nhiều thiết kế nổi bật như nhà phố, biệt thự, văn phòng… Dù là diện tích nhỏ hay lớn thì trần chìm đều có thể “cân” được.

- So với trần nổi thì cách nhiệt và cách âm tốt hơn.

- An toàn cho người sử dụng và có trọng lượng nhẹ.

3.1.2. Nhược điểm của trần chìm

Ngoài các ưu điểm trên, trần thạch cao chìm cũng có một số nhược điểm sau đây:

- Chi phí cao: Để có thể lắp đặt trần chìm, chi phí bạn bỏ ra khá cao, bởi so với trần nổi, thiết kế thi công cần nhiều thời gian hơn, cần có sự khéo léo, tỉ mỉ.

- Sửa chữa khó khăn: Để sửa chữa, hay kiểm tra trần chìm, bạn cần phải tháo bỏ toàn bộ trần, đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao, vì vậy việc này khá tốn công sức và thời gian.

Trần chìm sửa chữa khó khăn
Trần chìm sửa chữa khó khăn

- Trần chìm kỵ ẩm và nước: Bạn cần phải chú ý rằng trần chìm rất kỵ độ ẩm và nước, cũng như nếu có sự chênh lệch về độ ẩm hay nhiệt độ thì rất dễ cong vênh.

Tuy trần thạch cao chìm có nhiều ưu điểm, tuy nhiên để có thể lắp trần thạch cao chìm đảm bảo sử dụng tốt và thẩm mỹ thì người thi công, thiết kế cần có kinh nghiệm, tính toán kỹ càng, cũng như để tránh việc tháo dỡ sửa chữa thì cần đảm bảo về hệ thống đèn điện, chất lượng, ống nước chuẩn hóa.

3.2. Nên làm trần chìm hay trần nổi? Lưu ý khi làm trần chìm

Khi đã biết được trần chìm là gì và qua các thông tin kể trên, có thể thấy trần thạch cao chìm phù hợp với nhiều công trình thiết kế, đối tượng khác nhau, như showroom, nhà dân dụng, nhà chung cư… Vì vậy, so với trần nổi (trần thả) thì trần chìm sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.

Tất nhiên, trần thạch cao nổi vẫn đẹp, mang đến tính thẩm mỹ, cũng có nhiều ưu điểm vượt trội khác và giá cả rẻ hơn.

Vì vậy, tùy theo kinh tế, điều kiện, sở thích… mà bạn có thể chọn trần thạch cao chìm hoặc nổi. Nếu có điều kiện và thuê được thợ thiết kế có kinh nghiệm, hãy mạnh dạn làm trần chìm để mang đến sự độc đáo, đẹp mắt cho ngôi nhà của mình nhé!

Lưu ý cần biết khi làm trần chìm
Lưu ý cần biết khi làm trần chìm

Trước khi làm trần chìm, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về loại trần thạch cao mà bản thân muốn thi công, qua đó lựa chọn chất lượng vật tư sao cho phù hợp. Vì trần thạch cao rất dễ hỏng trong điều kiện ẩm ướt, cần đảm bảo được các không gian như cửa chính, cửa sổ, mái hiên…

Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn đơn vị thi công phù hợp, tránh các thợ cắt xén vật tư hoặc không có kinh nghiệm, không có trách nhiệm với công trình mình làm.

Như vậy, qua bài viết này, hẳn bạn đã biết được trần chìm là gì và các thông tin khác về loại trần này. Trần chìm có tính thẩm mỹ cao, mang đến vẻ đẹp sang trọng, độc đáo và đẹp mắt. So với trần nổi, trần chìm được ưa chuộng hơn cả và an toàn với người sử dụng, do đó bạn hoàn toàn có thể thiết kế làm trần nổi. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm được nhược điểm của trần chìm và chọn đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng của trần.

Có nên đặt giường ngủ trên bếp?

Nhiều người để tiết kiệm và tối ưu hóa không gian thường đặt giường ngủ, phòng ngủ ở tầng trên, bên dưới là bếp. Vậy có nên đặt giường ngủ trên bếp? Truy cập bài viết bên dưới để biết được nên hay không nên đặt giường ngủ trên bếp nhé!

Có nên đặt giường ngủ trên bếp?

Tin tức liên quan

Kinh nghiệm khi đi đăng kiểm xe ô tô các lái mới nên biết

Có nhiều điểm cần lưu ý khi đi đăng kiểm xe ô tô mà lái mới phải chú ý để tránh bị bỡ ngỡ. Dưới đây là những kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô dành cho bạn.

Tại sao laptop không nhận thẻ nhớ? Những cách khắc phục

Tại sao laptop lại không nhận thẻ nhớ. Những cách khắc phục hiệu quả nhất với những lỗi không nhận thẻ nhớ. Cùng theo dõi bài viết của raonhanh365.vn để biết!

Smart tivi cơ bản là gì? Những đặc tính nổi bật của dòng tivi này

smart tivi cơ bản là gì và nó mang trong mình những đặc điểm nổi bật như thế nào? loại tivi này có gì khác so với các dòng tivi khác? Tra cứu thông tin

Lên đầu