CHI TIẾT TIN TỨC

Khám phá trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu hiện nay

04-05-2022 15:37

Trong các quan hệ đấu thầu, chủ đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật nước ta đã quy định rõ nghĩa vụ và quyền hạn của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án, quan hệ đấu thầu. Chủ đầu tư là tổ chức thay mặt chủ sở hữu vốn hay tổ chức sở hữu vốn, vay vốn trực tiếp và quản lý các hoạt động của dự án. Vậy trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

1.1. Vai trò của chủ đầu tư

Trước khi tìm hiểu về trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu, cùng raonhanh365 tìm hiểu vai trò của chủ đầu tư trong một dự án nhé!

Vai trò của chủ đầu tư trong dự án đấu thầu
Vai trò của chủ đầu tư trong dự án đấu thầu

Chủ đầu tư cần là những người có khả năng để quản lý mọi mặt và tổ chức tư vấn cho dự án, thay mặt cho những người thực hiện quyết định đầu tư. Vậy nên nếu không có đủ năng lực, chủ đầu tư sẽ bị sa thải ngay tức khắc.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng là người giám sát các công trình xây dựng, kiểm tra tiêu chuẩn thi công, công tác thiết kế.

Xem thêm: Trong một dự án chủ đầu tư có được tự giám sát thi công không?

1.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Trong các dự án hay đấu thầu, chủ đầu tư đều là người có trách nhiệm vô cùng lớn, được xem là lớn nhất và cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng dự án. Họ cũng là người báo cáo các chi phí theo đúng quy định của pháp luật về vốn đầu tư.

Trong chu trình xây dựng dự án, chủ đầu tư có quyền quyết định, thực hiện thuê nhân công, đối tác, đảm bảo dự án hoàn thiện từng khâu. Chủ đầu tư còn có thể khắc phục hậu quả thi công, yêu cầu dừng thi công khi xảy ra các vi phạm. Ví dụ như sai phạm về an toàn lao động, tiêu chuẩn chất lượng trong công trình hoặc vệ sinh môi trường khi xây dựng.

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong dự án
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong dự án

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu là gì?

Theo Luật đấu thầu 2013 quy định trong Điều 74, chủ đầu tư trong hoạt động đấu thầu có trách nhiệm thực hiện những công việc như sau:

- Thực hiện phê duyệt những nội dung trong các quá trình lựa chọn nhà thầu như: Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, danh sách ngắn; Trường hợp gói thầu thực hiện trước khi quyết định phê duyệt dự án được đưa ra thì chủ đầu tư cần có kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Danh sách xếp hạng các nhà thầu; Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; Kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Ủy quyền ký kết hoặc trực tiếp ký kết, quản lý các quá trình thực hiện hợp đồng cùng với nhà thầu.

- Chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống, giải quyết các kiến nghị khi thực hiện lựa chọn nhà thầu.

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu

- Quyết định thành lập bên mời đâu khi nguồn nhân lực đã đáp ứng những điều kiện theo đúng Luật quy định và thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu hay cần tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp làm bên mời thầu trong trường hợp nhân sự không đáp ứng.

- Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bảo mật các tài liệu liên quan và lưu trữ các thông tin liên quan theo đúng quy định Chính phủ đưa ra và đúng quy định của pháp luật về lưu trữ.

- Thực hiện báo cáo công tác đấu thầu hàng năm và bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật nếu thiệt hại này là lỗi của chủ đầu tư gây ra.

- Theo Điều 17, khoản 1, hủy đấu thầu theo quy định của Luật này.

- Quá trình lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư cần chịu trách nhiệm trước pháp luật cùng với những người có thẩm quyền.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong quá trình lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong quá trình lựa chọn nhà thầu

- Chủ đầu tư còn có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin liên quan và thực hiện giải trình quá trình thực hiện các quy định theo yêu cầu của cơ quan than tra, người có thẩm quyền kiểm tra, cơ quản quản lý nhà nước về các hoạt động trong đấu thầu, cùng với các trách nhiệm khác theo quy định trong điều luật này.

Xem thêm: Phí bảo trì chung cư là gì? Kiến thức quan trọng cần cập nhật

3. Những trách nhiệm khác của chủ đầu tư trong đấu thầu

Bên cạnh các trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu, chủ đầu tư còn có trách nhiệm khác như:

3.1. Trường hợp chủ đầu tư kiêm bên mời thầu

Nếu chủ đầu tư là bên mời thầu, chủ đầu tư cần là người có chuyên môn và năng lực để thành lập, lựa chọn các hoạt động đấu thầu. Khi chủ đầu tư kèm theo công việc của bên mời thầu thì chủ đầu tư còn có những trách nhiệm khác theo quy định trong Luật đấu thầu 2013 tại Điều 75, là những công việc lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, công việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu dự án.

Trường hợp chủ đầu tư kiêm bên mời thầu
Trường hợp chủ đầu tư kiêm bên mời thầu

3.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư về việc lưu trữ thông tin

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư cần có trách nhiệm lưu trữ các thông tin liên quan theo quy định của Chính phủ và quy định của pháp luật về lưu trữ trong Điều 14 Nghị định 25/2020/NĐ-CP và Điều 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

3.2.1. Lưu trữ hồ sơ khi thực hiện chọn nhà thầu

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư cần lưu trữ các hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, các hồ sơ liên quan cần được lưu giữ ít nhất là 3 năm khi đã thực hiện quyết toán hợp đồng, trừ một số quy định trong KHoản 2, 3 và 4 ở Điều này.

Hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu về kỹ thuật nếu vượt qua bước đánh giá sẽ được trả lại nguyên trạng cho các nhà thầu theo đúng thời gian quy định như: Với các gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, thời gian kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu lựa chọn không quá 10 ngày. Với những nhà thầu cung cấp các dịch vụ mua sắm, tư vấn hàng hóa, xây lắp hay hỗn hợp sử dụng phương thức hai túi hồ sơ trong một giai đoạn, theo thời gian ứng với quá trình hoàn trả cùng như giải tỏa để đảm bảo các dự án đấu thầu của nhà thầu nếu không được chọn.

Còn nếu nhà thầu không nhận hồ sơ đề xuất về tài chính của mình trong thời hạn quy định tại Điểm b và a trong Khoản này, thì bên mời thầu nên xem xét và hủy bỏ hồ sơ đề xuất về tài chính, tuy vậy cần đảm bảo các thông tin không bị tiết lộ trong hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu.

Lưu trữ hồ sơ khi thực hiện chọn nhà thầu
Lưu trữ hồ sơ khi thực hiện chọn nhà thầu

Còn nếu hủy thầu, các hồ sơ liên quan kể từ ngày ban hành quyết định hủy thầu sẽ được lưu giữ trong thời gian 12 tháng. Hồ sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán cùng những tài liệu liên quan khác tới nhà thầu trúng gói thầu cần được thực hiện lưu trữ theo quy định của pháp luật đưa ra.

3.2.2. Lưu trữ hồ sơ khi thực hiện lựa chọn nhà đầu tư

Theo Nghị định Chính phủ năm 2020, tại Điều 14 Nghị định 25, chủ đầu tư cần thực hiện theo nguyên tắc lưu trữ các thông tin trong đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư như:

- Khi kết thúc hợp đồng dự án, toàn bộ hồ sơ liên quan tới quá trình lựa chọn nhà đầu tư cần được lưu trữ ít nhất 3 năm, trừ những hồ sơ trong khoản 2, 3, 4 nằm trong Điều luật này.

- Hồ sơ sẽ được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư nếu hồ sơ đề xuất về thương mại, tài chính của các nhà đầu tư cùng thời gian trong quá trình hoàn trả hoặc giải tỏa các dự thầu của nhà đầu tư không được chọn trong gói thầu.

Nếu nhà đầu tư không tiếp nhận lại hồ sơ đề xuất thương mại, tài chính thì bên mời thầu sẽ quyết định, xem xét việc hủy bỏ các hồ sơ đề xuất, đảm bảo hồ sơ này không bị tiết lộ.

- Kể từ thời gian ban hành quyết định hủy thầu, nếu hủy thầu thì hồ sơ liên quan sẽ lưu trữ trong vòng 12 tháng và các hồ sơ liên quan tới nhà đầu tư trúng thầu, hồ sơ quyết toán hợp động dự án sẽ được lưu trữ theo đúng quy định pháp luật.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu. Trong hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ vô cùng quan trọng, là người quyết định tới nhà đầu tư của dự án. Bởi vậy, chủ đầu tư cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quá trình đấu thầu, không được thực hiện trái quy định của pháp luật.

Quy định về năng lực của chủ đầu tư

Trong các dự án xây dựng, chủ đầu tư có quy định về năng lực đặc biệt quan trọng. Truy cập bài viết dưới đây để biết được quy định về năng lực của chủ đầu tư nhé!

Quy định về năng lực của chủ đầu tư

Tin tức liên quan

Đất nền f1 là gì cùng những thông tin về bất động sản bạn nên bỏ túi

Bạn là một người đang muốn tìm hiểu về những khái niệm liên quan đến lĩnh vực bất động sản? Bạn muốn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi đất nền F1 là gì?

Tìm hiểu diện tích tối đa lên thổ cư cần bao nhiêu m2?

Bạn biết gì về đất thổ cư? Chuyển đổi đất thổ cư ra sao? Diện tích tối đa lên thổ cư bao nhiêu? Diện tích tối đa lên thổ cư tại một số tỉnh thành hiện nay.

Giải đáp thắc mắc đất không có sổ đỏ có được đền bù không?

Đất không có sổ đỏ có được đền bù không? Những trường hợp không được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định về việc đền bù đất không có sổ đỏ.

Lên đầu