CHI TIẾT TIN TỨC

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không? Cần lưu ý những gì?

30-11-2022 15:04

Xây dựng nhà cửa là một chuyện trọng đại của cả gia đình. Các thủ tục tâm linh cúng bái rất quan trọng nhất là khi nhập trạch, vì đây là bước chúng ta xin phép chư vị thần linh được sinh sống trong căn nhà mới. Các gia chủ thường có câu hỏi thắc mắc rằng liệu nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không và cần lưu ý những gì? Đáp án của câu hỏi này sẽ được raonhanh365.vn giúp bạn trả lời ngay sau đây nhé.

1. Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Câu trả lời là không. Theo phong tục thì nhập trạch là một nghi thức đăng ký hộ khẩu với thần linh hay còn được gọi là xin phép thần linh cai trị vùng đất này để vào nơi ở mới. Đây là truyền thống tâm linh của người Việt, mang tính quyết định đến vận mệnh gia đình sau này. Vì thế, bạn cần chuẩn bị các thủ tục nhập trạch chu đáo nhất có thể để thể hiện lòng thành với những người sẽ phù hộ độ trì, bảo vệ chúng ta khỏi ma quỷ, những điều xui xẻo trong cuộc sống.

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?
Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Hơn nữa, theo các vị thầy phong thuỷ chuyên gia về lĩnh vực này cho biết khi nhà còn đang xây dang dở, môi trường không khí chưa ổn định và dễ xáo trộn, làm cuộc sống gia chủ bất ổn theo. Nhà chưa xây xong tức là còn nhiều bụi bặm, đất cát và chưa được gột rửa sạch sẽ, lâu ngày tích tụ thành khí xấu có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, tiền tài của con người. Chính vì những lẽ đó mà nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện là một điều đại kỵ, gia chủ nên lưu ý né tránh điều này.

2. Cách hoá giải điềm xui rủi khi nhập trạch sai

Như đã nói thì việc nhập trạch sai lầm, mắc phải những điều đại kỵ như nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện có thể nhận phải hoạ tam tai, gia đình gặp nhiều biến cố trong cuộc sống. Nếu đã lỡ phạm phải điều đại kỵ, làm thần linh nổi giận thì cần sửa sai hoặc tìm cách hoá giải những điềm xui đó đi. Dưới đây admin sẽ bày cho bạn một vài cách hoá giải nhé.

2.1. Cúng tạ lỗi với thần tiên

Gia chủ sẽ thực hiện một nghi lễ tạ lỗi với chư vị thần tiên bằng cách chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn, vàng mã, hoa quả, trầu cau, nén nhang, giọt dầu dâng lên kính lễ. Ngoài ra, có một số lễ vật khác bạn có thể tham khảo chuẩn bị từ thầy cúng để đầy đủ hơn nhé. Nếu bạn không chắc về những bài văn cúng bái thì nên mời thầy phong thuỷ để việc tạ lỗi diễn ra thuận lợi hơn tránh việc tiếp tục xúc phạm đến thần linh, thổ địa nếu cúng sai.

Cúng tạ lỗi tổ tiên, thần linh
Cúng tạ lỗi tổ tiên, thần linh

2.2. Làm cho nhà thoáng khí

Sau khi nhà xây xong thì cần dọn dẹp sạch sẽ tất cả những thứ khiến nhà cửa bừa bộn, dính bẩn như cát, xi măng, gạch vụn hoặc những tấm bạt. Gia chủ hãy lau chùi sạch sẽ nhà cửa từ trong ra ngoài. Tiếp đó, mở hết cửa sổ, cửa chính để không khí xấu bay ra, không khí tốt tràn vào giúp ngôi nhà thoáng đãng hơn, trong mát hơn.

2.3. Đốt nến hoặc hương trầm

Bên cạnh đó, bạn có thể đốt nến hoặc hương trầm để đẩy những khí xấu, những thứ ma quỷ đang ẩn nấp trong nhà mình. Đốt hương trầm cũng khiến chúng ta cảm thấy một hương thơm dịu nhẹ, thoải mái, thư thái, tâm thanh tịnh và có được những giấc ngủ ngon, tinh thần trở nên tốt hơn.

2.4. Treo chuông gió trước nhà

Người ta cũng truyền tai nhau có thể dùng chuông gió treo trước nhà để hoá giải những điềm xui rủi đi, giữ lại những điều tốt lành trong cuộc sống. Treo chuông gió một phần cũng làm đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn. Gia chủ nên treo những chiếc chuông gió vừa phải tránh để bị gió lớn gây ồn ào, kinh động đến thần linh trong nhà.

2.5. Dán các bùa trấn nhà

Cẩn thận hơn gia chủ có thể xin các thầy phong thuỷ các lá bùa bình an, bùa trấn nhà, phong toả ngôi nhà không cho ma quỷ lại gần. Những tấm bùa sẽ hỗ trợ gia chủ cảm thấy yên tâm hơn khi ở nhà và kể cả khi đi ra đường. Tránh sử dụng những lá bùa ảnh hưởng đến cả các vị thần vì như vậy họ sẽ bị khắc chế và không thể bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hiểm từ thế giới tâm linh.

Dán bùa trấn nhà để bình an
Dán bùa trấn nhà để bình an

3. Nhập trạch như thế nào là hợp lý?

3.1. Thời điểm nhập trạch thích hợp

Các chuyên gia phong thuỷ cho rằng thời điểm để nhập trạch tốt nhất là sau 1-2 tuần khi nhà đã hoàn thiện và đồ đạc nội thất đã được xếp gọn gàng trong nhà. Khi đấy khí trường đã ổn định, cũng đã bay bớt những âm khí, khí xấu nên dễ dàng nhập trạch.

Ngoài ra, khi trong nhà đã bình ổn và có đầy đủ mọi thứ thì báo cáo với tổ tiên, thần linh trọn vẹn hơn tránh sau này di chuyển đồ đạc quá nhiều kinh động đến các vị thần nghỉ ngơi. Lễ nhập trạch sẽ được sắp đặt và chọn ngày đẹp rồi chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho cúng bái. Thường gia chủ nên mời thầy về cúng để đúng bài hơn, thao tác chuẩn chính hơn để không phạm tội với thần linh.

3.2. Cách chọn ngày đẹp nhập trạch

3.2.1. Chọn ngày hoàng đạo

Ngày hoàng đạo là những ngày được cho là đẹp nhất trong tháng của mỗi mệnh người. Mỗi người trong tháng sẽ có những ngày hoàng đạo khác nhau. Tuỳ theo mệnh của gia chủ mà chọn ngày hoàng đạo thích hợp vào thời điểm tương đối như ở trên. Làm lễ nhập trạch vào ngày hoàng đạo sẽ gặp nhiều may mắn, các vị thần tiên phù hộ và làm việc gì cũng thuận lợi, thành công hơn.

Chọn ngày hoàng đạo nhập trạch
Chọn ngày hoàng đạo nhập trạch

3.2.2. Xem ngũ hành

Ngoài ra, người ta còn xem ngày theo ngũ hành. Mỗi ngày sẽ tương ứng với một trong các ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Người ta thường chọn những ngày thuộc hành Thuỷ với mong muốn tiền vào như nước hoặc hành Kim tượng trưng cho vàng bạc, đá quý. Còn hành Hoả cực kỳ kiêng kỵ vì liên quan đến cháy nổ và gây nguy hiểm cho con người.

Thế nên gia chủ cần cân nhắc và xem xét kỹ các ngày có ngũ hành tốt để thực hiện cúng bái cho thuận lợi, may mắn. Nếu không xem ngũ hành có thể vô tình chọn vào ngày xấu. Đến lúc đó rất khó hoá giải vì nhập trạch vào những ngày quyết định điềm xấu sẽ đến.

3.2.3. Xem hướng nhà

Bên cạnh đó, gia chủ còn cần xem hướng nhà mình đã xây xem phù hợp với ngày nào. Khi xem ngày theo hướng nhà chúng ta sẽ xem theo ngày với 12 con giáp. Theo sách phong thuỷ thì nhà hướng Đông không nên nhập trạch ngày Sửu, Tỵ, Dậu. Còn đối với nhà hướng Bắc thì không nên nhập trạch ngày Dần, Ngọ, Tuất. Hướng Nam nên tránh nhập trạch ngày Tý, Thìn, Thân. Còn nhà hướng Tây lưu ý né những ngày Mão, Mùi, Hợi.

Các gia chủ nên tránh xem sai hướng nhà mà dẫn tới xem sai ngày nhập trạch. Nếu cần thiết có thể đo đạc kỹ lưỡng để xác định hướng chuẩn xác nhất. Sau đó kết hợp với các tiêu chí chọn ngày ở trên để có thể chọn ngày đẹp nhất để nhập trạch.

Xem hướng nhà nhập trạch
Xem hướng nhà nhập trạch

Trên đây là toàn bộ nội dung mà raonhanh365.vn muốn chia sẻ với bạn để giải đáp câu hỏi nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không. Kèm theo đáp án câu hỏi là những thông tin lưu ý khi nhập trạch giúp gia chủ có thể thực hiện tốt các bổn phận cúng bái, lễ tạ đối với những vị thần đang phù hộ chúng ta. Chúc gia chủ gặp nhiều may mắn và làm ăn thuận lợi, công thành danh toại!

Nắm bắt để tránh những điều đại kỵ khi nhập trạch chuyển qua nhà mới

Nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện chỉ là một điều đại kỵ bạn vừa mới biết. Thế nhưng việc nhập trạch còn có rất nhiều điều cấm kỵ không phải ai cũng biết. Mà với vai trò là gia chủ trong nhà thì bạn cần tìm hiểu ngay 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch vào nhà mới qua bài viết sau nhé.

4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch nhà mới

Tin tức liên quan

Sở hữu bảo hiểm xe máy có quyền lợi gì? Các mức giá bảo hiểm xe máy

Những mức giá nào cho bảo hiểm xe máy? Sở hữu bảo hiểm xe máy có quyền lợi gì? Hãy click ngay để biết về những quyền lợi mà bảo hiểm xe máy sẽ mang lại!

Nguồn gốc chiếc xe đạp và sự phát triển thần kỳ của cỗ máy đi bộ

Nguồn gốc chiếc xe đạp bắt đầu từ cỗ máy đi bộ của Drais. Tìm hiểu về lịch sử phát triển của xe đạp. Xe đạp phát triển từ hình thái thô sơ ban đầu.

Công chứng treo là gì? Rủi ro gì khi làm công chứng treo?

Câu hỏi công chứng treo là gì luôn được thắc mắc khi bắt đầu tham gia vào các giao dịch bất động sản. Theo ngòi bút của tác giả raonhanh365.vn để tìm ra đáp án.

Lên đầu