CHI TIẾT TIN TỨC

Công chứng treo là gì? Rủi ro gì khi làm công chứng treo?

30-11-2022 17:11

Thông thường, tất cả mọi người đều quen dùng thuật ngữ công chứng vì nó gắn liền với hoạt động hành chính phổ biến. Tuy nhiên, riêng khái niệm công chứng treo lại có phần tách biệt và xa lạ với người dân, Hầu hết chỉ những người làm trong lĩnh vực công chứng và nhà đầu tư bất động sản mới rành thuật ngữ này. Điều đó cũng chứng tỏ việc hiểu biết công chứng treo là gì còn là bất cập đối với những người mới vào nghề bất động sản sản. 

Tại bài viết bên dưới, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm công chứng treo để giúp bạn sớm hòa nhập với nghề nhé.

1. Công chứng treo là gì?

Thuật ngữ công chứng treo thực tế không được định  nghĩa rõ ràng trong bất cứ văn bản pháp lý nào. Nhưng thực tế thì đây lại là hoạt động diễn ra mỗi ngày, nhất là thường xuyên xảy đến với các hoạt động công chứng bất động sản. 

Khái niệm công chứng treo không có trong văn bản pháp lý
Khái niệm công chứng treo không có trong văn bản pháp lý

Do không có định nghĩa cụ thể nên chúng ta sẽ hiểu công chứng treo là gì một cách nôm na. Việc này cũng giống như hoạt động công chứng bình thường đã được quy định trong Luật công chứng. Công chứng treo còn được gọi là công chứng chờ, là một hình thức mà bên bán tới văn phòng công chứng để thực hiện công chứng giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc chuyển nhượng đất đai nhưng lại không hề có người mua đất xuất hiện cùng. 

Trong giấy tờ hay hợp đồng cần xin công chứng cũng chỉ có duy nhất thông tin một phía, đó là thông tin của chủ sở hữu đất (người bán), hoàn toàn không có thông tin của người mua. Hình thức của công chứng treo là người bán đến văn phòng công chứng, có lăn dấu vân tay, ký tên trên giấy tờ, hợp đồng mua bán đất nhưng không được công chứng viên ký xác nhận cũng như không được đóng dấu hay vào sổ công chứng. Bản được công chứng treo đó chỉ được hoàn tất các công tác còn lại khi mà có sự xuất hiện của người mua tới ký và hoàn tất nốt phần thông tin còn thiếu. 

Thế nào là công chứng treo
Thế nào là công chứng treo?

Ngoài ra còn hình thức khác của việc công chứng treo đó là người công chứng viên chỉ cho người bán/người chuyển nhượng tiến hành ký hợp đồng bất động sản tương ứng. Bên mua dù có mặt nhưng cũng không ký vào văn bản, giấy tờ đó mà chỉ giao tiền mua bán, chuyển nhượng cho bên bán/chuyển nhượng mà thôi. Đồng thời với việc giao tiền của bên mua thì bên bán cũng sẽ giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các thủ tục giao nhận này đều có sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên và công chứng viên không ký tên đóng dấu, không vào số công chứng. Trường hợp này vẫn còn phải thực hiện các công đoạn sau đó là việc công chứng viên gửi hồ sơ giao dịch bất động sản vừa diễn ra đến tổ chức công chứng, trách nhiệm tiếp theo thuộc về bên mua khi mà bên mua phải tiếp tục tìm người mua khác nữa để chuyển nhượng đất giao dịch đó. 

Bản chất của hình thức công chứng treo với thủ tục khá rườm rà như vậy nhằm mục đích chính không tích cực, đó là trốn thuế. Vì bất động sản đã trải qua nhiều lần giao dịch mua bán/chuyển nhượng nhưng lại chỉ đóng thuế giao dịch duy nhất một lần.

2. Phân biệt công chứng treo và công chứng thường

Công chứng treo và công chứng thông thường tuy cùng là công chứng có sự xác thực của cán bộ công chứng viên song chúng lại khác nhau rất nhiều. Trong đó, công chứng thường được nhà nước quy định rõ ràng trong Luật Công chứng. Nó là hoạt động minh bạch, bắt buộc phải có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan tới giao dịch và có sự tham gia chứng kiến, xác thực từ công chứng viên. Công chứng viên sẽ đảm bảo việc ký tên và đóng dấu đầy đủ. 

Công chứng treo và công chứng thường
Công chứng treo và công chứng thường

Công chứng treo thì không minh bạch như thế. Việc công chứng chỉ diễn ra với sự tham gia thiếu vắng của một bên có liên quan tới hợp đồng giao dịch. Vì thế các vấn đề xác thực cũng chỉ được thực hiện bởi một bên.

Sau khi xong thủ tục, hồ sơ, hợp đồng sẽ được lưu trữ lại tại đơn vị công chứng. Sau đó chủ thể còn lại sẽ tiếp tục làm các thao tác ký tên, hoàn thiện thông tin để hoàn tất thủ tục.

3. Những quy định ngầm trong hoạt động công chứng treo

3.1. Thủ tục công chứng treo

Bản chất thủ tục công chứng treo trong giao dịch bất động sản vẫn là rthur tục công chứng bất động sản nhưng ở diện chưa hoàn thiện. Đây là hoạt động không được công nhận, cũng không có định nghĩa trong văn bản quy định của Nhà nước thế nên càng không có quy trình hướng dẫn cụ thể được đưa ra. Chủ yếu các thủ tục được tiến hành là do phát sinh, được giới thiệu bởi các chủ đất hay môi giới, Về lâu dài nó tự nhiên hình thành một quy chuẩn ngầm.

Thực hiện thủ tục công chứng treo
Thủ tục để thực hiện việc công chứng treo

Về cơ bản, công chứng treo được triển khai gần tương tự như công chứng chuyển nhượng đất. Có 3 giai đoạn diễn ra bao gồm:

Giai đoạn đầu, bên bán sẽ tới cơ quan công chứng để thực hiện nghĩa vụ ký tên, điểm chỉ vân tay vào hợp đồng giao dịch nhà đất. Tiếp theo, giai đoạn hai là lúc bên còn lại liên quan tới hợp đồng sẽ tới cơ quan này để hoàn tất nốt thủ tục còn lại nhằm giúp hợp đồng hoàn thiện thủ tục. Cơ sở công chứng giữ bản hợp đồng đó lại đơn vị. Giai đoạn 3 là lúc bên mua sẽ lựa chọn thời gian thích hợp để đến hoàn tất nốt các thủ tục còn lại theo yêu cầu công chứng của văn phòng công chứng.

Công chứng treo diễn ra như thế nào
Công chứng treo diễn ra như thế nào?

Công chứng treo với hình thức, cách thức trên có vẻ rất phù hợp với trường hợp một bên bán cần công chứng gấp nhưng không kịp thời có mặt bên còn lại trong hợp đồng. Thế nhưng, qua tìm hiểu công chứng treo là gì bạn cũng biết rõ đây là hình thức không được Nhà nước, pháp luật công nhận. Vậy nên khi thực hiện công chứng treo, bạn có thể phải đối diện với những rủi ro nhất định.

Những rủi ro đó sẽ được raonhanh365.vn gửi tới ở phần nội dung bên dưới. Còn bây giờ, hãy giải quyết ngay tò mò thời hạn công chứng treo trước hết nhé.

3.2. Thời hạn của công chứng treo

Đối với bản hợp đồng giao dịch nhà đất chính quy, hợp pháp thì sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày được ký tên, đóng dấu bởi người công chứng viên, chỉ trừ bản hợp đồng bị vô hiệu hóa mà thôi. Sau đó, hợp đồng sẽ hết giá trị hiệu lực khi cả đôi bên cùng thống nhất thỏa thuận sẽ hủy bỏ bản hợp đồng hoặc cơ quan nhà nước thẩm quyền đưa ra quyết định sẽ chấm dứt, hủy bỏ.

Thời hạn của công chứng treo rất ngắn
Thời hạn của công chứng treo rất ngắn

Trong khi đó, từ hiểu biết sâu về công chứng treo là gì làm giấy lên trong nhiều người sự tò mò không biết thời hạn của công chứng treo là bao lâu. Vì không được pháp luật cho phép, thế nên thời hạn công chứng treo rất ngắn, không được vượt quá 30 ngày tính từ thời điểm phát sinh giao dịch ký kết. Nếu để quá thời hạn này thì dù bản hợp đồng còn giá trị trên phương diện pháp lý song người sử dụng đất vẫn có nguy cơ bị phạt vì sang tên sổ đỏ chậm.

4. Một số rủi ro thường gặp phải khi sử dụng hình thức công chứng treo

4.1. Bản hợp đồng giao dịch nhà đất không có giá trị pháp lý

Hợp đồng công chứng thông thường được hình thành và công nhận khi có đồng thời sự có mặt của các bên liên quan tại cơ quan công chứng và cùng ký tên, điểm chỉ vân tay dưới sự chứng kiến của công chứng viên. Còn công chứng treo thì không do đó bản hợp đồng sẽ không mang giá trị pháp lý. Việc thực hiện công chứng treo được coi là hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm bao gồm cả công chứng viên lẫn người bán bất động sản nên sẽ có nguy cơ bị xử lý theo pháp luật.

Rủi ro đến từ hành vi trái pháp luật - công chứng treo
Rủi ro đến từ hành vi trái pháp luật - công chứng treo

4.2. Người bán mất hết năng lực ký kết hợp đồng giao dịch

Trong khoảng thời gian đợi người mua tới văn phòng công chứng để hoàn thành nốt thủ tục còn lại mà người bán xảy ra các vấn đề liên quan tới nhận thức, mất đi năng lực dân sự thì sẽ bất lợi cho người mua. Vì nếu có ký để hoàn tất thủ tục thì người mua cũng không được giải quyết bất động sản theo hợp đồng. 

Nói chung, việc thực hiện công chứng treo là hành vi không nên. Do đó, sau khi đã xác định rõ ràng công chứng treo là gì, có rủi ro ra sao thì bạn không nên sử dụng hình thức này. Từ mục đích cho đến hệ quả đều sẽ đem đến nhiều nguy cơ cao cho bạn.

Kinh nghiệm trả tiền trong giao dịch đất đai

Trả tiền khi mua đất là khâu vô cùng quan trọng để quyết định bất động sản đã chính thức thuộc về bạn. Tuy nhiên, đi kèm với việc này cũng có rủi ro lớn nếu như trước đó các thủ tục chưa rõ ràng, chưa hoàn tất. Vì vậy, trả tiền khi mua đất cũng đòi hỏi sự nghệ thuật và tỉnh táo, Bạn nên học hỏi kinh nghiệm trả tiền khi mua đất qua bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm trả khi mua đất

Tin tức liên quan

Case là gì trong máy tính? Kinh nghiệm chọn case phù hợp

Case là gì trong máy tính? Những người mới tiếp xúc với máy tính thường sẽ hỏi câu hỏi này. Lời giải đáp dễ hiểu sẽ được bật mí tại đây. Mời bạn tham khảo.

Giải đáp hạn tam tai có làm nhà được không và cách hóa giải

Hạn tam tai là gì? Tính tuổi tam tai như thế nào? Liệu rằng hạn tam tai có làm nhà được không? Làm thế nào để hóa giải hạn tam tai? Tìm hiểu ngay!

Bật mí cách chỉnh loa laptop bị rè hiệu quả cho người mới dùng laptop

tìm hiểu cách chỉnh loa laptop bị rè nhanh chóng và hiệu quả nhất dành cho người mới dùng laptop. Nguyên nhân loa bị rè là đâu và tại sao lại như vậy?

Lên đầu