CHI TIẾT TIN TỨC

Những thông tin về thành phần ban quản trị nhà chung cư

19-04-2022 12:33

Thành phần ban quản trị nhà chung cư được quy định rất rõ ràng trong Quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa nắm bắt được hết các thông tin một cách rõ ràng. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin này hãy đọc ngay bài viết bên dưới của raonhanh365.vn để tìm hiểu ngay bạn nhé!

1. Tìm hiểu về thành phần ban quản trị nhà chung cư

1.1. Điều kiện ứng cử vào ban quản trị chung cư

Trong khoản 6 của Điều 3 tại Thông tư 28/2016/TT-BXD đã quy định về điều kiện được ứng cử vào ban quản trị nhà chung cư như sau:

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư phải thuộc sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đối với trường hợp chung cư có nhiều chủ sở hữu.

Ban quản trị nhà chung cư phải là đại diện chủ sở hữu và đang sử dụng chung cư đối với chung cư có một chủ sở hữu.

Người đang sử dụng căn hộ trong chung cư hoặc các diện tích mà không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu ủy quyền thì có thể được bầu làm thành viên trong Ban quản trị nhà chung cư.

Nếu muốn tham gia ban quản trị thì cần có sổ hồng và sử dụng căn hộ hoặc một phần diện tích khác trong chung cư không phải là chủ sở hữu nhưng nhận được ủy quyền thì vẫn được bầu làm thành viên trong Ban quản trị nhà chung cư.

Điều kiện ứng cử vào thành phần quản trị nhà chung cư
Điều kiện ứng cử vào thành phần quản trị nhà chung cư

1.2. Thành phần của ban quản trị nhà chung cư gồm những ai?

1.2.1. Thành phần trong Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Đối với thành phần ban quản trị nhà chung cư sẽ gồm có: 1 Trưởng ban, 1 - 2 Phó ban và các thành viên khác được hội nghị nhà chung cư quyết định lựa chọn.

Nếu như chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì chủ đầu tư đó sẽ có thể được lựa chọn làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư. Nhưng nếu không được bầu làm Trưởng ban thì sẽ được làm Phó ban quản trị nhà chung cư.

Đối với thành phần ban quản trị cụm nhà chung cư gồm có: 1 Trưởng ban, 1 - 2 đại diện làm Phó ban do mỗi tòa nhà trong cụm chung cư để cử và các thành viên khác được hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Nếu như chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì chủ đầu tư đó sẽ có thể được lựa chọn làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Nếu sở hữu mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì sẽ được cử làm đại diện Phó Ban quản trị cụm chung cư. Trừ trường hợp chủ đầu tư được bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư.

Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu
Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu

1.2.2. Thành phần trong Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư đối với chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần sẽ bao gồm: 1 Trưởng ban và 1 - 2 Phó ban và các thành viên khác do cụm nhà chung cư quyết định bầu chọn.

Với chung cư chỉ có một chủ sở hữu
Với chung cư chỉ có một chủ sở hữu

1.2.3. Ban quản trị nhà chung cư có bao nhiêu thành viên?

Tại Khoản 7 Điều 3 của Thông tư 28/2016/TT-BXD thì số lượng thành viên của Ban quản trị nhà chung cư được quy định theo các nguyên tắc:

Một tòa nhà chỉ có một khối nhà sẽ có ít nhất là 3 thành viên trong Ban quản trị. Nếu một tòa có nhiều khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất thì cần ít nhất 1 thành viên mỗi khối nhà trong Ban quản trị.

Các cụm nhà chung cư thì cần có ít nhất 6 thành viên trong Ban quản trị.

Số lượng thành viên của ban quản trị tòa nhà chung cư là 3 - 5 thành viên. Còn số lượng thành viên của Ban quản trị cụm nhà chung cư là từ 6 -  25 thành viên. Trong đó, trong mỗi tòa nhà ở các cụm chung cư là 3 - 5 thành viên.

Quy định chung về số lượng thành viên
Quy định chung về số lượng thành viên

Pháp luật quy định về nhà ở hiện nay chỉ quy định số lượng thành viên tối thiểu trong Ban Quản trị nhà chung cư chứ không giới hạn về số lượng thành viên tối đa. Ban quản trị nhà chung cư có số lượng là bao nhiêu sẽ do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Từ đó các khối nhà, nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư sẽ có cơ cấu đối với việc tham gia quản trị nhà chung cư.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn được sở hữu diện tích trong nhà chung cư, cụm nhà chung cư và được quyền cử ra đại diện Ban Quản trị nhà chung cư và cụm nhà chung cư. Trưởng ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư còn được bầu nếu như đại diện chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, cụm nhà chung cư. Nếu như không được bầu làm Trưởng ban thì sẽ được làm Phó ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư.

Có thể được làm Phó Ban quản trị của cụm nhà chung cư nếu như còn sở hữu diện tích mỗi tòa nhà trong cụm. Trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của chung cư đã được bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm về những lưu ý khi thuê nhà chung cư

2. Ban quản trị nhà chung cư thành lập thế nào?

Ban quản trị nhà chung cư sẽ  được thành lập tại  hội nghị nhà chung cư và cụm nhà chung cư.

Đây là hội nghị của toàn thể chủ sở hữu nhà chung cư và cụm nhà chung cư. Đây có thể coi như là Đại hội đồng cổ đông của công ty Cổ phần. Hội nghị lần đầu phải được tổ chức trong thời hạn là 12 tháng. Thời gian được tính từ ngày chung cư đó được bàn giao và có ít nhất  50% số căn hộ đã được bàn giao. Trong đó gồm cả những căn mà chủ đầu tư không bán. Nếu như đã quá thời hạn quy định nhưng chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị sẽ được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao.

Trong thời hạn là 10 ngày được tính từ ngày hội nghị, Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư cần phải nộp hồ sơ để đề nghị công nhận Ban quản trị tại Ủy ban nhân dân cấp quận của nơi có chung cư, cụm nhà chung cư. Sau khi có quyết định công nhận thì Ban quản trị chung cư, cụm nhà chung cư được chính thức công nhận được lập tài khoản và khắc con dấu,…

Cách thành lập ban quản trị nhà chung cư
Cách thành lập ban quản trị nhà chung cư

3. Nhiệm vụ và trách nhiệm Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư và cụm nhà chung cư sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ sau:

- Cần nhắc nhở và đôn đốc các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư, cụm nhà chung cư đối với việc thực hiện nội quy, quy chế và sử dụng nhà chung cư, cụm nhà chung cư

- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì sở hữu chung của nhà chung cư và cụm nhà chung cư theo Luật Nhà ở 2014 và những quyết định của hội nghị đối với việc thu và chi các khoản phí này.

- Hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư sẽ được đề nghị thông qua mức giá dịch vụ về quản lý vận hành nhà chung cư và cụm nhà chung cư.

- Thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng đối với việc quản lý vận hành nhà chung cư, cụm nhà chung cư sau khi được Hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư lựa chọn.

- Là người đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư và các chủ hộ trong nhà chung cư, cụm nhà chung cư tham gia vào việc ký hợp đồng với đơn bảo trì nhà ở.

- Tiến hành thu thập các kiến nghị, ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư, cụm nhà chung cư. Đồng thời giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nhà chung cư, cụm nhà chung cư bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương.

- Tiến hành thực hiện các công việc khác giống như trong nghị quyết của Hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư.

- Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên cần phải chịu trách nhiệm các chủ sở hữu nhà chung cư, cụm nhà chung cư và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Những nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể
Những nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể

Trên đây là các thông tin raonhanh365 cung cấp về thành phần trong ban quản trị của nhà chung cư. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể nắm bắt được kỹ hơn về thành phần ban quản trị nhà chung cư nhé!

100 triệu mua đất ở đâu?

Bạn có 100 triệu nhưng chưa biết sử dụng vào việc mua đất như thế nào hãy đọc ngay bài viết sau đây để tìm ra cách mua đất hiệu quả nhất nhé!
100 triệu mua đất ở đâu?

Tin tức liên quan

[CẬP NHẬT] Những mô hình quản lý nhà chung cư hiệu quả nhất hiện nay

Mô hình quản lý nhà chung cư vì sao cần được chú trọng? Có những mô hình nào đang được áp dụng và phổ biến tại thị trường bất động sản Việt Nam?

Nhà ở đất dịch vụ là gì? Những thông tin cho bạn về nhà ở đất dịch vụ

Khái niệm nhà ở đất dịch vụ là gì? Tìm hiểu những thông tin về nhà ở đất dịch vụ chuẩn nhất và các thông tin hữu ích liên quan dành cho bạn. Xem ngay!

Phí bảo trì nhà chung cư là gì? Kiến thức quan trọng cần cập nhật

Bạn có biết phí bảo trì chung cư là gì? Hãy cập nhật đầy đủ nội dung xoay quanh phí bảo trì chung cư để thực hiện thành công mọi giao dịch liên quan nhé.

Lên đầu