CHI TIẾT TIN TỨC

Lô đất là gì? Một số quy định liên quan đến lô đất trong xây dựng

20-07-2022 10:39

Trong pháp luật đất đai, “lô đất” và “thửa đất” đều là những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến.  Tuy vậy, nếu không hiểu rõ về hai khái niệm này thì bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn lô đất và thửa đất. Vậy lô đất là gì? Lô đất và thửa đất khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm lô đất và sự khác nhau giữa lô đất và thửa đất trong bài viết sau đây.a

1. Lô đất là gì? Những gì có thể bạn chưa biết về lô đất

1.1. Lô đất là gì?

Như đã đề cập đến ở trong phần lời dẫn, thuật ngữ “lô đất” được sử dụng rất phổ biến trong pháp luật về đất đai và ngành bất động sản. Chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ “lô đất” trong những phi vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, mua bán đất.

Thuật ngữ lô đất được sử dụng phổ biến trong mua bán đất đai
Thuật ngữ lô đất được sử dụng phổ biến trong mua bán đất đai

Đầu năm 2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2021/ TT-BXD, trong đó giải thích chi tiết khái niệm về lô đất. Theo định nghĩa của Bộ Xây dựng, lô đất ám chỉ một hay một số thửa đất có chung mục đích sử dụng và nằm liền kề nhau.

Căn cứ để phân biệt các lô đất và xác định giới hạn của lô đất được xác định bằng các đường ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các tuyến đường giao thông. Thông tin về lô đất sẽ không được thể hiện trên sổ đỏ hoặc sổ hồng. Thông thường thì khái niệm về lô đất được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là đất đai và xây dựng.

Mặt khác, thửa đất có quy mô nhỏ hơn lô đất, bằng chứng là một lô đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất. Thửa đất sẽ được thể hiện trên bản đồ và hàng rào đất trên thực địa. Thông tin về thửa đất cũng được thể hiện cụ thể trong sổ đỏ hoặc sổ hồng.

Một lô đất có thể bao gồm nhiều thửa đất
Một lô đất có thể bao gồm nhiều thửa đất

1.2. Một số quy định liên quan đến lô đất trong xây dựng

1.2.1. Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất được xác định bằng cách lấy tỷ lệ giữa diện tích sàn công trình và tổng diện tích của cả lô đất. Theo hướng dẫn trong Thông tư 01/2021/TT-BXD thì diện tích sàn công trình sẽ được tính bao gồm cả tầng hầm, tuy nhiên phần diện tích được sử dụng để phục vụ cho mục đích làm bãi đỗ xe, phòng lánh nạn, hệ thống kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy sẽ không được tính gộp vào diện tích sàn công trình.

Xem thêm: Căn hộ sân vườn là gì? Lựa chọn lý tưởng cho các hộ gia đình

1.2.2. Kích thước của lô đất

Ở đây, chúng ta đang đề cập đến kích thước của lô đất được sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở. Kích thước của lô đất sử dụng cho mục đích này được quy định dựa trên yêu cầu cơ bản về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị. Bên cạnh đó, dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì kích thước của lô đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình nhà ở được quy định như sau

- Trường hợp lô đất được nói đến nằm tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 19m thì công trình nhà ở được phép điều chỉnh bề rộng mặt tiền từ 5m trở lên.

Lô đất nằm tiếp giáp trục đường giao thông được định giá cao
Lô đất nằm tiếp giáp trục đường giao thông được định giá cao

- Trường hợp lô đất được nói đến nằm tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ tối đa là 19m thì lúc này bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở sẽ trong giới hạn từ 4m trở lên.

- Nếu một lô đất nằm tại mặt đường từ cấp đường chính trong khu vực trở xuống mà được sử dụng để xây dựng dãy nhà thì chiều dài tối đa được cho phép của lô đất đó là 60m.

1.2.3. Mật độ xây dựng thuần của lô đất

Mật độ xây dựng thuận được hiểu là tỷ lệ diện tích đất được sử dựng để xây dựng các công trình kiến trúc chính. Các công trình ngoài trời như tiểu cảnh, bể bơi, sân thể thao, bãi đỗ xe, lối lên xuống, bộ phận thông gió, nhà bảo vệ… sẽ không được tính vào diện tích để xác định mật độ xây dựng thuần.

Ngoài ra, sê-nô, ô-văng, bậc lên xuống, bậu cửa, mái đón, mái đua cũng có thể không tính vào mật độ xây dựng thuần nếu đáp ứng tốt các quy định liên quan đến an toàn xây dựng và phòng cháy chữa cháy.

Mật độ xây dựng thuần của lô đất tùy thuộc vào diện tích lô đất
Mật độ xây dựng thuần của lô đất tùy thuộc vào diện tích lô đất

Bên cạnh đó, yêu cầu thứ hai để không tính vào mật độ xây dựng thuần đối với những công trình trên đó là không kết hợp thêm những tính năng khác và không gây cản trở cho người hoặc phương tiện lưu thông.

Bộ Xây dựng cũng đã ban hành những quy định về mật độ xây dựng thuần tối đa cho mỗi lô đất. Cụ thể như sau:

- Đối với lô đất được sử dụng để xây dựng nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà ở độc lập, nhà ở liền kề, nhà biệt thự) thì mật độ xây dựng tối đa được quy định như sau:

+ Diện tích lô đất tối đa là 90m2 thì có thể áp dụng mật độ xây dựng tối đa là 100%.

+ Diện tích lô đất tối đa là 100m2 thì mật độ xây dựng được phép tối đa là 90%.

+ Diện tích lô đất tối đa là 200m2 thì mật độ xây dựng tối đa giảm xuống còn 70%.

+ Diện tích lô đất tối đa là 300m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 60%.

+ Diện tích lô đất tối đa là 500m2 thì mật độ xây dựng tối đa chỉ còn 50%.

+ Nếu diện tích lô đất từ 1000m2 trở lên thì chỉ được phép áp dụng mật độ xây dựng tối đa là 40%.

Diện tích lô đất xây nhà ở càng lớn thì mật độ xây dựng thuần càng nhỏ
Diện tích lô đất xây nhà ở càng lớn thì mật độ xây dựng thuần càng nhỏ

- Đối với đất thương mại – dịch vụ thì mật độ xây dựng tối đa được cho phép sẽ phụ thuộc vào chiều cao của công trình xây dựng và diện tích đất.

Ngoài ra, nếu như quỹ đất trong khu vực không còn đủ để đáp ứng chỉ tiêu xây dựng các công trình dịch vụ công cộng thì được phép tăng mật độ xây dựng lên mức tối đa không vượt quá 60%.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua nhà vi bằng và có nên mua nhà vi bằng không?

2. Lô đất có thể được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định của Luật Đất đai, lô đất bao gồm 1 thửa đất hoặc nhiều thửa đất đều có thể được cấp sổ đỏ nếu các thửa đất trong lô đất đó đều là đất nông nghiệp và bắt buộc phải thuộc vào địa phận của cùng một địa phương.

Ngoài ra, pháp luật cũng có một số quy định về phân lô tách thửa. Một lô đất có thể được phân chia thành nhiều lô đất nhỏ hơn. Diện tích của lô đất nhỏ hơn có thể được tùy chỉnh theo mục đích phân lô tách thửa, tuy nhiên phải đáp ứng được những quy định của pháp luật về diện tích tối thiểu của lô đất được tách ra và lô đất còn lại sau khi tách.

Có thể cấp sổ đỏ cho lô đất nông nghiệp
Có thể cấp sổ đỏ cho lô đất nông nghiệp

Trên đây, bài viết của raonhanh365 đã cung cấp cho bạn những thông tin để trả lời cho thắc mắc lô đất là gì. Khi xây dựng nhà ở hay các công trình khác trên lô đất, đơn vị xây dựng và chủ đầu tư cần phải tìm hiểu, nắm rõ và tuân thủ những quy định liên quan đến mật độ xây dựng tối đa được phép và kích thước tối đa của lô đất. Khi xây dựng trên một số lô đất còn cần phải kiểm tra sức chịu tải của đất nền để có biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh mật độ xây dựng sao cho phù hợp.

Có nên mua đất khi đang mang thai?

Có nên mua đất khi đang mang thai không? Có nên xây nhà, mua nhà khi mang thai không? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Có nên mua đất khi đang mang thai?

Tin tức liên quan

Tổng hợp kinh nghiệm thuê chung cư mini an toàn mà hiệu quả

Thuê chung cư mini đang ngày càng trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm. Vaậy làm thế nào để thuê chung cư an toàn mà vẫn hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ

Đất phát triển hạ tầng là gì và những đặc điểm liên quan?

Bạn muốn tìm hiểu đất phát triển hạ tầng là gì và có đặc điểm chi tiết ra sao? Cùng raonhanh365.vn tìm hiểu rõ hơn trong nội dung được bật mí sau đây bạn nhé.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng và có nên mua nhà vi bằng không?

Nên hay không nên mua nhà vi bằng? Kinh nghiệm mua nhà vi bằng mới nhất hiện nay. Đặc điểm của nhà vi bằng là gì? Nhà vi bằng có hợp pháp không?

Lên đầu