CHI TIẾT TIN TỨC

Hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô giàu kinh nghiệm cho người mới

29-11-2022 17:40

Phụ tùng ô tô là những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho người bán. Vì thế có rất nhiều người đang có ý định mở một cửa hàng chuyên cung cấp các linh kiện hỗ trợ và thay thế cho ô tô. Nhưng không phải ai cũng biết khởi đầu kinh doanh như thế nào và cần những gì. Sau đây, raonhanh365.vn sẽ hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô với những kinh nghiệm đúc kết được cho người mới nhé.

1. Phân tích đặc điểm thị trường hướng tới

1.1. Về thị hiếu của khách hàng

Trước hết, bạn cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với việc thay thế và sửa chữa các phụ tùng ô tô. Bạn cần tìm hiểu cuộc sống người dân xung quanh khu vực bạn định mở cửa hàng. Ngày ngày, quan sát xem họ có thường xuyên sử dụng ô tô hat không. 

Thậm chí bạn có thể dùng một bảng câu hỏi nhỏ để khảo sát về nhu cầu của họ đối với những sản phẩm này. Sau khi thu thập được số liệu phản hồi, hãy tổng hợp và phân tích cũng như suy luận ra những gì bạn cần cung cấp cho khu vực thị trường này.

Tìm hiểu nhu cầu phụ tùng ô tô
Tìm hiểu nhu cầu phụ tùng ô tô

1.2. Về đối thủ cạnh tranh

1.2.1. Đối thủ trực tiếp

Đã có những người đi trước bạn mở cửa hàng phụ tùng ô tô. Vậy làm sao để cạnh tranh với họ đây? Bạn cần phân tích những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ. Và bạn luôn cố gắng nắm bắt những thiếu sót của đối thủ để bổ sung hoặc đưa ra những dịch vụ độc quyền để cạnh tranh tuyệt đối với họ.

1.2.2. Đối thủ tiềm ẩn

Bên cạnh những cửa hàng trực tiếp cạnh tranh với bạn thì còn những đối thủ đang tiềm ẩn xung quanh, gián tiếp cạnh tranh với bạn. Chẳng hạn những cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy có kinh doanh thêm một số phụ tùng ô tô hoặc những người bắt đầu nảy sinh ý định kinh doanh giống bạn. 

Hay một số cửa hàng thu mua xe ô tô cũ đổi xe mới vì sửa xe cũng mất khá nhiều tiền nếu nó đã sử dụng lâu năm và hết thời hạn bảo hành. Điều này đòi hỏi bạn phải đưa ra các chính sách dành cho khách hàng của mình để họ thấy được lợi thế khi dùng các sản phẩm phụ tùng ô tô từ cửa hàng của bạn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh

2. Xây dựng ngân sách kinh doanh

Để có thể mở được cửa hàng bạn cần lên kế hoạch ngân sách kinh doanh và chuẩn bị ít nhất đủ số vốn. Vốn mở cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ khá lớn vì cần nhiều loại mặt hàng và các mặt hàng này đều có giá khá cao, chưa kể các chi phí làm nổi bật cửa hàng, cạnh tranh với các đối thủ khác trong nghề. Vì vậy, cần tích lũy hoặc vay mượn đủ tiền thì mới có thể mở cửa hàng như mong muốn của bạn.

3. Đăng ký giấy phép kinh doanh

3.1. Đối với doanh nghiệp cần thủ tục gì?

Để tránh những thủ tục rườm rà, phức tạp, bạn có thể tham khảo mẫu hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với chủ thể là doanh nghiệp như sau:

- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh theo mẫu;

- Điều lệ của công ty (trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì không cần);

- Danh sách thành viên công ty, cổ đông, người sáng lập kể cả người đầu tư nước ngoài;

- Bản sao công chứng giấy tờ chứng minh cá nhân đại diện

- Bản photo công chứng giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông là tổ chức và cần có đại diện góp vốn tại công ty mới kèm theo bản sao giấy tờ tuỳ thân.

Làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Làm thủ tục đăng ký kinh doanh

Ngoài ra, còn một số giấy tờ khác tuỳ theo những mô hình kinh doanh khác nhau do nhà nước quy định. Bạn sẽ được yêu cầu bổ sung những giấy tờ này. Tất cả thủ tục giấy tờ trên đều được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tại địa phương nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh. Sau 3 ngày đợi kết quả không kể ngày nghỉ ngày lễ bạn có thể nhận được giấy phép kinh doanh.

3.2. Đối với hộ kinh doanh bán lẻ cần thủ tục gì?

Đối với hộ kinh doanh bán lẻ sẽ có những khác biệt khi làm thủ tục bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo nhóm hoặc hộ gia đình theo mẫu;

- Danh sách đầy đủ thông tin của các cá nhân cùng góp vốn kinh doanh;

- Bản sao chứng thực giấy tờ tuỳ thân của người đại diện hộ kinh doanh, hộ gia đình;

- Biên bản họp cá nhân được photo công chứng đối với hộ kinh doanh do một nhóm các cá nhân thành lập.

Cách nộp giấy tờ tương tự như doanh nghiệp kinh doanh, các bạn có thể xem ở trên.

Đăng ký theo hộ kinh doanh
Đăng ký theo hộ kinh doanh

4. Tìm kiếm nhà cung cấp

Các hãng xe ô tô rất đa dạng, hàng nước nào cũng có. Vì thế, nếu mở cửa hàng kinh doanh lớn thì cần phải nhập nhiều loại mặt hàng từ các nước như: Mỹ, Hàn, Nhật, Đức, v.v…

Bên cạnh đó, lựa chọn nhà cung cấp cũng rất quan trọng. Các vật liệu đầu vào cần đảm bảo thì mới xây dựng được lòng tin khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng Bạn cần chọn nhập mua hàng tại các đại lý lớn, uy tín và giá cả có nhiều ưu đãi, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho.

5. Chọn vị trí thuê cửa hàng

Bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn địa điểm cửa hàng phù hợp. Nên chọn những nơi dễ thấy như ở mặt đường hoặc đặt ở những nơi có nhiều người qua lại. Cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô cũng cần rộng rãi, thoáng mát và mặt tiền lớn để xe ô tô dễ đi vào.

6. Các sản phẩm kinh doanh

Phụ tùng ô tô được chia thành nhiều loại nhưng thông thường được chia thành những loại như sau:

- Phụ tùng theo từng xe: là các phụ tùng chính hãng của mỗi loại xe khác nhau, hàng này thường nhập nếu có khách yêu cầu chứ không dự trữ nhiều;

- Phụ tùng động cơ như: hệ thống phân phối khí, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu;

Phụ tùng gầm xe như: hệ thống phanh, má phanh, hệ thống hộp số, hệ thống lái xe, v.v…;

Các loại phụ tùng ô tô
Các loại phụ tùng ô tô

- Phụ tùng thân, vỏ như khung, kính, gương chiếu hậu, v.v…;

- Phụ tùng điện - điều hòa như: công tắc, cầu chì, dây điện, hệ thống điều hoà trong xe;

- Phụ tùng khác như: thiết bị an toàn lái xe, dây curoa, cụm tăng tổng.

7. Tuyển nhân viên lành nghề

Cửa hàng phụ tùng luôn cần những nhân viên có kinh nghiệm sửa chữa lâu năm. Hơn nữa, các nhân viên này đều là người cẩn thận, kỹ lưỡng trong công việc và đam mê với việc sửa chữa, tìm tòi giải pháp xử lý các vấn đề đối với xe ô tô.

Là chủ cửa hàng bạn cần tuyển chọn sáng suốt các bạn nhân viên lành nghề và có thể gắn bó lâu dài với công việc. Họ sẽ là những trợ thủ đắc lực trong hoạt động kinh doanh của bạn nên cần chú ý trong khâu tuyển dụng.

8. Quản lý và tiếp thị kinh doanh

Sau khi đã đăng ký kinh doanh, tuyển nhân viên và nhập đầy đủ hàng hoá cần thiết bạn cần có những kế hoạch quản lý cụ thể về tài chính, nhân sự, hàng tồn kho, doanh thu, chi phí, v.v… Những bước quản lý này giúp bạn kiểm soát mọi hoạt động của cửa hàng và có thể phát triển cửa hàng hơn nữa.

Quản lý tất cả công việc kinh doanh
Quản lý tất cả công việc kinh doanh

Bạn sẽ phải tính toán số lượng hàng hoá trong kho theo định kỳ để tránh thất thoát hàng hoá, đưa ra cơ chế lương thưởng cho nhân viên. Ngoài ra, bạn còn cần phân tích, so sánh doanh thu qua các năm, các quý hoặc các tháng, các mặt hàng bán chạy để đẩy doanh thu cao hơn, có những kế hoạch mới phát triển kinh doanh của cửa hàng.

Ngoài việc chờ đợi những khách hàng đã tới trực tiếp cửa hàng để sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn, thì bạn cần tìm thêm những khách hàng mới bằng nhiều cách tiếp thị khác nhau. Chẳng hạn, bạn kinh doanh qua thương mại điện tử trên mạng xã hội, sàn giao dịch hoặc phát tờ rơi, chương trình khuyến mãi đặc sắc, v.v…

Sau đó, bạn cần biết cách giữ chân khách hàng như quan tâm phản hồi của khách hàng sau khi đến cửa hàng và dùng dịch vụ tại đây. Bạn cũng cần có bảo hành đối với hàng hoá đã thay thế sửa chữa cho khách và tặng kèm voucher tích luỹ để giữ chân các khách hàng về sau nữa.

Như vậy, raonhanh365.vn đã hướng dẫn kinh doanh phụ tùng ô tô cho bạn đầy đủ chi tiết rồi nhé. Hy vọng bạn nắm được những nội dung trọng tâm và xây dựng cho mình một cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô thành công bạn nhé.

Nhận biết những vấn đề rủi ro khi kinh doanh bất động sản

Bất động sản mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh. Tuy nhiên, đây là ngành có mức rủi ro khá lớn. Làm thế nào để nắm bắt những rủi ro này và phòng tránh? Hãy xem thử bài viết này của raonhanh365.vn để tìm hiểu về những rủi ro đó nhé.

Những rủi ro trong kinh doanh bất động sản bạn nên biết

Tin tức liên quan

Những lưu ý khi công chứng nhà đất cần biết để đảm bảo an toàn

lưu ý khi công chứng nhà đất là gì? những điều cần lưu ý cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa về quyền cũng như nghĩa vụ của các bên? click ngay!

Chia sẻ kinh nghiệm định giá nhà đất từ chuyên gia hàng đầu

Kinh nghiệm định giá nhà đất thông qua 5 bước đơn giản. Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc định giá nhà đất? Chia sẻ kinh nghiệm định giá bất động sản.

Hướng dẫn chi tiết cách sửa laptop khi bị đơ ngay tại nhà

Những nguyên nhân nào khiến laptop bị đơ, chạy chậm và giảm hiệu suất? Bật mí cách sử laptop khi bị đơ ngay tại nhà? Xem thông tin chi tiết!

Lên đầu