CHI TIẾT TIN TỨC

Chassis xe tải là gì? Những loại chassis xe tải phổ biến hiện nay

16-02-2023 16:20

Xe tải là phương tiện vận chuyển hiệu quả với những đơn hàng lớn và giao tới những địa điểm xa xôi. Để xe tải vận chuyển hiệu quả với cường độ làm việc lớn thì cần có một bộ khung chassis hỗ trợ làm điểm tựa. Theo bạn, chassis xe tải là gì? Đặc điểm của các loại chassis phổ biến hiện nay như thế nào? Đáp án có ngay trong bài viết sau của raonhanh365.vn nhé.

1. Tổng quan về chassis xe tải

1.1. Chassis xe tải là gì?

Chassis xe tải là bộ khung sắt kiên cố dùng để nâng đỡ, cố định và kết nối với các bộ phận khác của xe tải như: bánh xe, cabin, thùng xe, v.v… Chassis xe tải được ví như một bộ khung xương, cột sống của xe tải được người dân Việt hoá thành cái tên sắt xi. Đây là bộ phận quan trọng của xe tải vì nó ảnh hưởng đến hầu như các bộ phận khác và quyết định tính bền bỉ và hiệu quả sử dụng xe tải.

Chassis xe tải là gì?
Chassis xe tải là gì?

1.2. Cấu tạo chassis xe tải

Bộ khung chassi chủ yếu được làm từ sắt xi và thép chịu lực được rèn rũa qua nhiệt độ cao. Bên ngoài được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp chassis có thêm độ bền, không gặp phải tình trạng oxy hoá của tự nhiên, kéo dài thời gian sử dụng chassi.

Về cấu tạo chính thì chassis xe tải bao gồm 4 bộ phận chủ chốt:

Thứ nhất là hệ thống giảm sốc (Suspension): giúp xe hạn chế tình trạng rung lắc mạnh, giảm xóc khi xe đi qua những cung đường gồ ghề, lồi lõm và có nhiều chướng ngại vật.

Thứ hai là hệ thống lái (Steering) dùng để điều khiến bánh xe di chuyển.

Thứ ba là hệ thống phanh (Brakes):Giúp xe có thể phanh gấp khi gặp sự cố mà không bị trượt dài trên đường theo quán tính.

Cuối cùng là hệ thống bánh xe (Tires & Disc Wheels).

1.3. Công dụng của chassis xe tải

Chassis xe tải có nhiều công dụng, đặc biệt là làm giá đỡ cho các bộ phận khác và chịu được tải trọng lớn đồng thời liên kết các bộ phận thành một hệ thống điều khiển linh hoạt. Việc giữ cho khung chassis nguyên vẹn, vững chắc cũng làm tăng tuổi thọ của xe tải. Ngoài ra, khi có khung chassis các tài xế lái xe cũng cảm thấy an tâm hơn vì có thể hạn chế tai nạn và xử lý được sự cố nhanh hơn nhất là đối với những dòng xe tải trọng siêu to như xe fooc.

Xem thêm: Xe Fooc là gì? Những loại hàng hóa được vận chuyển bởi fooc

Công dụng của chassis xe tải
Công dụng của chassis xe tải

2. Nguyên tắc sử dụng để bảo vệ khung chassis xe tải

2.1. Không chở quá tải trọng

Để bảo vệ khung chassis xe tải thì trước hết bạn nhất định không được chở quá tải trọng cho phép. Nhiều bác lái xe tham lam chở nhiều hàng một lúc để tiết kiệm xăng dầu và thời gian nhưng làm như vậy chỉ làm xe tải càng nhanh xuống cấp và khó kiểm soát trong lúc lái xe.

Khi hàng quá vượt tải trọng có thể tạo ra sức ép đối với khung chassis khiến cho khung bị gãy hoặc hỏng hóc một số bộ phận xung quanh. Hơn nữa, chở quá tải trọng là vi phạm pháp luật và có thể gây tai nạn cho những người cùng tham gia giao thông, chúng ta không nên làm như vậy.

2.2. Hạn chế va chạm khi vận chuyển

Trong lúc vận chuyển hàng hoá bằng xe tải bạn phải tập trung hết mức và chú ý an toàn, đặc biệt không sử dụng chất kích thích khi lái xe. Thứ nhất để tránh trường hợp xe đi loạng choạng do người lái không làm chủ được hành vi và không tránh được những chướng ngại vật trên đường, khiến cho chassis bị va đập mạnh có thể bị hỏng.

Thứ hai, việc lái một chiếc xe có trọng tải lớn khi không tỉnh táo có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nếu bị phát hiện có thể chịu mức án hình sự theo quy định của pháp luật. Hãy hạn chế hết mức việc va chạm khi di chuyển, lái xe từ tốn và an toàn.

2.3. Tránh làm bong lớp sơn tĩnh điện

Lưu ý rằng bạn không nên làm bong tróc lớp sơn tĩnh điện trên bộ khung chassis. Lớp sơn này có tác dụng chống oxy hoá và làm tránh được những vết bẩn, vết xước lên khung xe. Nếu mất đi lớp sơn này thì chassis xe tải sẽ bị giảm tuổi thọ. Đặc biệt bạn cần cẩn trọng khi mua xe cũ, xem xét kỹ lớp sơn tĩnh điện của chassis còn nguyên vẹn không, bị xây xước và bong nhiều thì cần đi sơn lại ngay nhé.

Tránh làm bong tróc sơn tĩnh điện
Tránh làm bong tróc sơn tĩnh điện

2.4. Vệ sinh khung chassis thường xuyên

Thêm vào đó, bạn nên vệ sinh, lau rửa khung chassis thường xuyên. Vì bạn thường xuyên di chuyển đường trường, khói bụi là điều không thể tránh, nó sẽ bám riết vào khung. Hơn nữa, xăng dầu rỉ ra sẽ là điều kiện thích hợp để bám nhiều cát bụi hơn. Khi đất cát, bụi bẩn bám quá nhiều vào chassis sẽ tạo thành một lớp dày khiến xe trở nên nặng nề hơn và làm giảm hiệu quả của các bộ phận liên quan đến chassis. Do đó, vệ sinh thường xuyên chassis xe tải là điều cần thiết.

3. Những loại chassis xe tải phổ biến hiện nay

3.1. Chassis khung rời

3.1.1. Khái niệm

Chassis khung rời là một loại khung xe cổ điển có mô hình gần giống với xe ngựa kéo với phần khung và phần thân tách rời nhau. Khung xe được thiết kế giống như một cái thang, còn phần hệ thống lái và thân xe thường được đặt tại một vị trí cố định trên khung xe đó.

3.1.2. Ưu điểm

Với khung chassis rời chúng ta có thể dễ dàng tháo lắp, thiết kế và sửa chữa. Hơn nữa, khung rời sẽ ít phát ra tiếng ồn trong quá trình vận hành xe vì giữa phần thân xe và chassis có một lớp đệm cao su đồng thời các bu lông được đính kèm thêm giúp hạn chế tiếng ồn của xe khi cọ xát các bộ phận. Khung xe theo dạng hình thang sẽ giúp cho xe tăng thêm khả năng chống xoắn khi trọng tải quá nặng.

Khung chassis xe tải rời
Khung chassis xe tải rời

3.1.3. Nhược điểm

Kiểu khung tháo rời thường có trọng lượng nặng hơn dẫn tới tiêu hao nhiều năng lượng. Và khung chassis tháo rời không có phần cản sau, vì thế không thể bảo đảm an toàn nếu có va chạm xảy ra.

3.2. Chassis khung liền khối

3.2.1. Khái niệm

Chassis khung liền khối tức là phần khung đỡ, sàn xe và thân xe sẽ gắn liền với nhau thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt được từng bộ phận vì chúng chỉ dính với nhau chứ không hợp làm một.

3.2.2. Ưu điểm

Khung chassis liền khối sẽ có trọng lượng nhẹ hơn, thuận tiện cho việc di chuyển đồng thời tiết kiệm được nhiên liệu xe chạy. Bên cạnh đó, bộ khung liền sẽ có độ bền tốt hơn vì có thể hấp thụ xung lực vô cùng tốt. Thân xe có thể bẻ cong theo chủ ý của người thiết kế giúp an toàn hơn trong lúc vận chuyển. Trọng tâm xe thấp hơn nên việc đi vào những ngã rẽ hoặc được cua đơn giản hơn nhiều so với khung tháo rời.

3.2.3. Nhược điểm

Những dòng xe tải khung liền mạch thường được thiết kế với việc tải trọng nhỏ, không chở được nhiều hàng hoá. Ngoài ra, khi bạn va chạm, có gì hỏng hóc sẽ khó khăn hơn trong việc sửa chữa vì tất cả bộ phận đang dính liền với nhau. Bắt buộc chúng ta phải kiểm tra và sửa chữa những bộ phận còn lại. Như thế sẽ tốn thêm thời gian và chi phí sửa chữa rất nhiều.

Khung chassis xe tải liền khối
Khung chassis xe tải liền khối

Vừa rồi raonhanh365.vn đã giúp bạn tìm hiểu chassis xe tải là gì cùng một số lưu ý nhỏ khi sử dụng khung chassis. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh thì bạn cần thuộc lòng các nguyên tắc bảo vệ chassis theo như raonhanh365.vn đã chia sẻ, tránh bị hỏng trong lúc lái xe. Chúc bạn thượng lộ bình an và luôn thành công trên mọi hành trình nhé.

Mách bạn một vài cách chạy xe tải tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả

Xe tải là một phương tiện tiêu tốn nhiên liệu vì thường xuyên vận tải đường xa và chở hàng nặng. Vậy làm sao để có thể tiết kiệm nhiên liệu cho xe tải bây giờ? Nhấn ngay link dưới sẽ có những mẹo nhỏ cho bạn nhé.

Cách chạy xe tải tiết kiệm nhiên liệu

Tin tức liên quan

Các cách tính diện tích xây nhà cấp 4 thông dụng nhất

Cách tính diện tích xây nhà cấp 4 được áp dụng những công thức nào? Các bạn hãy click ngay vào bài viết dưới để biết về các công thức tính nhà cấp 4 nhé!

Độ pô xe máy có bị phạt không - điều dân chơi cần biết

Độ pô xe máy có bị phạt không? Để có được đáp án, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây, từ đó hình thành ý thức tuân thủ luật về phương tiện giao thông.

[CẬP NHẬT] Các phần mềm đọc lỗi xe máy trên điện thoại

Các phần mềm đọc lỗi xe máy trên điện thoại mà những người thợ sửa xe máy khuyên dùng. Các bạn hãy click ngay để biết được đó là những phần mềm nào nhé!

Lên đầu