CHI TIẾT TIN TỨC

Lý giải về màu sắc và các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch

30-06-2022 16:53

Trong đồ án quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ quy hoạch, trong đó xác định rõ không gian đất dành cho các hoạt động kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh. Bản đồ quy hoạch đất là loại tài liệu có tính chuyên môn rất cao và nếu như không am hiểu những kiến thức về quy hoạch đất đai thì sẽ không thể xem hiểu bản đồ. Cùng tìm hiểu về các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch qua bài viết sau đây nhé!

1. Lý giải các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch

Như đã đề cập đến ở trên, bản đồ quy hoạch là một loại tài liệu chuyên môn. Người không có hiểu biết và kiến thức về quy hoạch đất khi xem sẽ không thể hiểu hết được ý nghĩa của loại bản đồ này.

Bản đồ quy hoạch là một loại tài liệu có tính chuyên môn cao
Bản đồ quy hoạch là một loại tài liệu có tính chuyên môn cao

Bản đồ quy hoạch đặc trưng bởi ký hiệu các loại đất và màu sắc khác nhau thể hiện chức năng của các loại đất khác nhau. Để xem hiểu thì người xem cần có kiến thức về các nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

1.1. Ký hiệu các nhóm đất trong bản đồ quy hoạch

1.1.1. Nhóm đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm tất cả các loại đất được sử dụng để làm tư liệu sản xuất nông nghiệp và các hoạt động có liên quan như trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, hay các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm…

Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, đất trồng các loại cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ), đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản và đất sử dụng cho các mục đích khác nhưng vẫn trong phạm vi sản xuất nông nghiệp.

Mỗi loại đất trong nhóm đất nông nghiệp sẽ được ký hiệu bằng một nhóm 3 chữ cái khác nhau trên bản đồ quy hoạch. Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất nhỏ hơn.

Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất nhỏ hơn
Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất nhỏ hơn

Cụ thể như sau:

- Đất chuyên trồng lúa nước: LUC.

- Đất trồng lúa nước còn lại: LUK.

- Đất lúa nương: LUN.

- Đất làm muối: LMU.

- Đất nuôi trồng thủy sản: NTS.

- Đất rừng sản xuất: RSX.

- Đất rừng đặc dụng: RDD.

- Đất rừng phòng hộ: RPH.

- Đất trồng cây lâu năm: CLN.

- Đất bằng trồng cây hàng năm khác: BHK.

- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: NHK.

Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất là gì? Quy định về thời hạn sử dụng đất

1.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là những loại đất không được sử dụng cho mục đích canh tác nông nghiệp. Cần lưu ý là nhóm đất phi nông nghiệp không trùng với nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng. Theo quy định trong Luật đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 38 loại đất được phân chia theo mục đích sử dụng khác nhau và 38 loại đất này sẽ được ký hiệu trên bản đồ quy hoạch bởi 38 loại ký hiệu khác nhau.

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 38 loại đất nhỏ hơn
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 38 loại đất nhỏ hơn

Sau đây là ký hiệu được thể hiện trên bản đồ quy hoạch của các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp:

- Đất ở tại đô thị: ODT.

- Đất ở tại nông thôn: ONT.

- Đất quốc phòng: CQP.

- Đất an ninh: CAN.

- Đất chợ: DCH.

- Đất giao thông: DGT.

- Đất thuỷ lợi: DTL.

- Đất sinh hoạt cộng đồng: DSH.

- Đất cơ sở tôn giáo: TON.

- Đất cơ sở tín ngưỡng: TIN.

- Đất khu công nghiệp: SKK.

- Đất cụm công nghiệp: SKN.

- Đất khu chế xuất: SKT.

- Đất thương mại, dịch vụ: TMD.

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: DKV.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: DRA.

- Đất công trình công cộng khác: DCK.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: TSC.

- Đất xây dựng cơ sở y tế: DYT.

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa: DVH.

- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao: DNG.

- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ: DKH.

- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: DXH.

- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: DTT.

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: DGD.

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: DTS.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác: DSK.

Cần có hiểu biết về cách ký hiệu các loại đất
Cần có hiểu biết về cách ký hiệu các loại đất

- Đất công trình năng lượng: DNL.

- Đất công trình bưu chính, viễn thông: DBV.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: DKC.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: DKX.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: DKS.

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: NTD.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: SON.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: MNC.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: PNK.

1.1.3. Nhóm đất chưa sử dụng

Trong số các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch, có 3 loại ký hiệu được sử dụng để đánh dấu 3 loại đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng. Đất bằng chưa sử dụng được ký hiệu là BCS, đất đồi núi chưa sử dụng được ký hiệu là DCS và đất đá không có rừng cây được ký hiệu là NCS.

 Xem thêm: Đất chưa sử dụng là gì và những thông tin liên quan?

1.2. Bảng màu được sử dụng để phân biệt các loại đất

Bên cạnh ký hiệu các loại đất thì màu sắc của các loại đất được thể hiện trên bản đồ quy hoạch cũng cung cấp thêm thông tin cho người xem về mục đích quy hoạch của một lô đất. Mỗi loại đất có mục đích sử dụng theo quy hoạch khác nhau cũng sẽ được thể hiện bằng một loại màu khác nhau. Việc tô màu sắc này nhằm mục đích hỗ trợ công tác quản lý và thống kê đất đai.

Có một bảng màu được sử dụng để phân biệt các loại đất
Có một bảng màu được sử dụng để phân biệt các loại đất

Sau đây là những màu được sử dụng để thể hiện các loại đất trong bản đồ quy hoạch:

- Màu trắng: Đất bằng chưa sử dụng (BCS).

- Màu vàng: Đất chuyên trồng lúa nước (LUC).

- Màu vàng nhạt: Đất nông nghiệp khác (NKH).

- Màu cam đậm: Đất giao thông (DGT).

- Màu cam: Đất trồng cây lâu năm (CLN).

- Màu cam nhạt: Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK).

- Màu xanh lam: Đất nuôi trồng thủy sản (NTS).

- Màu xanh lam nhạt: Đất thủy lợi (DTL) hoặc Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) hoặc Đất có mặt nước chuyên dùng (MNC).

- Màu xám: Đất nghĩa trang, nghĩa đại (NTD).

- Màu tím: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (SKX) hoặc Đất cho hoạt động khoáng sản (SKS) hoặc Đất bãi thải, xử lý chất thải (DRA).

- Màu hồng đậm: Đất ở tại đô thị (ODT).

- Màu hồng nhạt: Đất ở tại nông thôn (ONT).

- Màu đỏ đậm: Đất quốc phòng (CQP) hoặc Đất an ninh (CAN).

- Màu đỏ nhạt: Đất khu công nghiệp (SKK); Đất thương mại dịch vụ (TMD); Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (SKC); Đất có di tích lịch sử – văn hóa (DDT); Đất trụ sở cơ quan (TSC); Đất cơ sở giáo dục –  đào tạo (DGD); Đất cơ sở y tế (DYT); Đất cơ sở văn hóa (DVH); Đất cơ sở thể dục – thể thao (DTT); Đất chợ (DCH); Đất công trình năng lượng (DNL); Đất bưu chính viễn thông (DBV); Đất tôn giáo (TON); Đất sinh hoạt cộng đồng (DSH); Đất tín ngưỡng (TIN); Đất khu vui chơi giải trí công cộng (DKV) và Đất phi nông nghiệp khác (PNK).

Đất chưa sử dụng được ký hiệu bằng màu trắng
Đất chưa sử dụng được ký hiệu bằng màu trắng

2. Phân loại và ký hiệu đất nhằm mục đích gì?

Mỗi loại đất sẽ có chế độ pháp lý riêng biệt, bởi vậy cần phải phân loại và ký hiệu đất trong bản đồ quy hoạch để người xem có thể xác định được lô đất này thuộc loại đất nào và áp dụng chế độ pháp lý nào. Bên cạnh đó, việc phân loại và ký hiệu đất cũng cung cấp thông tin quy hoạch đất được sử dụng trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, xác định mức bồi thường đất thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

Trên đây bài viết của raonhanh365.vn đã cung cấp những thông tin về các ký hiệu trong bản đồ quy hoạch. Đất trên bản đồ quy hoạch đều được phân loại và phân biệt bởi ký hiệu nhóm đất cũng như màu sắc. Bản đồ quy hoạch đất là tài liệu quan trọng mà bạn cần xem qua trước khi mua nhà hoặc thuê nhà. Cần chú ý né những lô đất nằm trong dự kiến thu hồi đất để tránh nhiều rắc rối có thể phát sinh trong tương lai.

Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng

Có bắt buộc phải tách hộ khẩu khi có nhà riêng không? Tham khảo ngay điều kiện và thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng trong bài viết sau đây.

Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng

Tin tức liên quan

Đất đô thị là gì và những chú ý cần nắm rõ?

Bạn đang thắc mắc đất đô thị là gì và có những đặc điểm như thế nào? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong nội dung hữu ích sau.

Trả lời câu hỏi: Đất quy hoạch treo có được tách thửa không?

Đát qwy hoạch treo là gì? Đất quy hoạch treo có được tách thửa không? Đi tìm ngay lời giải thích cho hai câu hỏi trên qua bài viết của chúng tôi các bạn nhé!

Tìm hiểu về hợp đồng môi giới dự án xây dựng và quy định liên quan

Hợp đồng môi giới dự án xây dựng là gì? Hợp đồng môi giới dự án xây dựng gồm nội dung gì? Hợp đồng môi giới dự án xây dựng và những điều bạn cần biết.

Lên đầu