CHI TIẾT TIN TỨC

Bạn đã biết tất tần tật về các bộ phận của xe đạp địa hình chưa?

02-12-2022 16:25

Xe đạp địa hình chính là người bạn đồng hành hoàn hảo giúp bạn “vi vu” khám phá những vùng đất mới lạ, hiểm trở, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của xe đạp địa hình đó là lốp xe to bản, có nhiều vân giúp bám bề mặt địa hình tốt hơn. Hơn nữa, xe đạp địa hình cũng có hệ thống phuộc nhún giúp người giảm xóc cho người lái xe khi di chuyển trên địa hình gồ ghề. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về các bộ phận của xe đạp địa hình nhé!

1. Các bộ phận của xe đạp địa hình: Hệ thống truyền lực

1.1. Bàn đạp

Bàn đạp còn được gọi  là pedal (pê-đan), là cầu nối để lực từ chân người đạp xe tác động đến bộ phận truyền lực của xe. Cấu tạo của bàn đạp khá đơn giản, chỉ bao gồm một thân chính được gắn với bàn đạp chân và một trục.

Một chiếc xe đạp địa hình được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận
Một chiếc xe đạp địa hình được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận

1.2. Đùi đĩa xe đạp

Đùi đĩa là bộ phận liên kết trực tiếp với bàn đạp. Tùy thuộc vào số lượng xích líp để phân loại đùi đĩa thành 3 loại là đùi đĩa đơn, đùi đĩa đôi và đùi đĩa ba.

- Đùi đĩa đơn: Chỉ bao gồm một đĩa ốp ngoài sên dây, mặt trong và mặt ngoài đùi đĩa có kết cấu tương thích với nhau, nhờ đó mà không cần có bộ định hình dây sên hay không cần chuyển líp xích trước thì sên vẫn được đặt vào đúng chỗ.

- Đùi đĩa đôi: Để tránh hiện tượng chéo dây sên thì người ta đã phát minh ra đùi đĩa đôi. Đùi đĩa đôi có cấu tạo gồm hai vòng bánh răng, vòng lớn có 53 bánh răng và vòng nhỏ có 39 bánh răng.

- Đùi đĩa ba: Có cấu tạo nhiều hơn đùi đĩa đôi một vòng bánh răng với số lượng bánh răng trên các vòng lần lượt là 50, 39 và 30. Các dòng xe đạp địa hình kiểu cũ trước đây thường sử dụng đùi đĩa 3, tuy nhiên dễ mắc phải hiện tượng chéo dây sên nên hiện nay đùi đĩa ba hầu như không được sử dụng trên xe đạp địa hình.

Bộ phận đùi đĩa xe đạp
Bộ phận đùi đĩa xe đạp

1.3. Trục giữa

Đây là một ống trụ rỗng ruột được bố trí ở giữa xe đạp. Trục xe gắn kết bánh xe và khung xe. Hiện nay có 3 loại trục giữa là trục giữa lỗ vuông, trục giữa rỗng và trục giữa liền thể. Các dòng xe đạp địa hình thường sử dụng trục giữa rỗng được chế tạo từ hợp kim, bạc đan thép.

1.4. Đĩa xích

Đĩa xích là một bộ phận hình tròn có nhiều răng. Khi xe đạp hoạt động thì xích sẽ truyền qua truyền lại trên đĩa. Đĩa xích cần có trọng lượng nhẹ, nên thường được làm từ nhôm. Trên những dòng xe đạp địa hình cao cấp có thể được trang bị đĩa xích titan hoặc đĩa xích carbon.

Xe đạp đại hình di chuyển trên núi hoặc đèo thường được trang bị đĩa xích nhỏ nhằm tăng hiệu suất chuyển động. Trên nhiều dòng xe đạp địa hình cao cấp còn xuất hiện bộ cả đĩa xích gồm 3 đĩa được xếp chồng lên nhau.

1.5. Xích xe đạp

Nhiều mắt xích nhỏ kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành một chuỗi được gọi là xích xe đạp. Nhờ có xích mà phần trước và phần sau của xe đạp địa hình được kết nối với nhau. Xích cũng đóng vai trò chuyển đổi lực truyền động, giúp xe đạp di chuyển khi chúng ta nhấn bàn đạp.

Xích xe đạp có vai trò truyền động
Xích xe đạp có vai trò truyền động

Người ta sử dụng hợp kim thép để làm xích xe đạp bởi đặc tính bền và khả năng chịu lực tốt. Bạn cần lưu ý kiểm tra xích, líp thường xuyên và bôi trơn nếu thấy có dấu hiệu bị kẹt.

1.6. Líp xe đạp

Líp xe đạp được gắn ở giữa bánh sau của xe đạp. Líp có cấu tạo bao gồm nhiều đĩa răng xếp chồng lên nhau, các tầng có số đĩa răng không giống nhau.

Động lực từ xích sẽ truyền đến líp xe, sau đó từ líp xe tiếp tục truyền đến bánh sau, giúp banh xe quay và đẩy xe đạp tiến về phía trước. Hai bộ phận chính cấu tạo nên líp xe đạp là vành líp và cốt líp.

2. Các bộ phận của xe đạp địa hình: Hệ thống chuyển động

2.1. Trục

Trục này được kết nối với bánh xe. Các phần của bánh xe đều được gắn với trục và chính trục giúp các bộ phận đó gắn kết với nhau. Người ta thường sản xuất trục bằng thép để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài.

Trên trục có gắn ổ bi. Khi xe đạp chuyển động, bánh xe quay quanh trục trên ổ bi. Ổ bi có tác dụng làm giảm đi ma sát tạo ra khi bánh xe quay quanh trục.

Trục xe kết nối với bánh xe
Trục xe kết nối với bánh xe

2.2. Moay-ơ

Moay-ơ là bộ phận có dạng ống trụ tròn và cũng được làm từ thép để đảm bảo độ bền. Moay-ơ giúp trục giữa và vành của bánh xe đạp đại hình liên kết với nhau thông qua nan hoa.

2.3. Nan hoa

Nan hoa của xe đạp địa hình và xe đạp nói chung là những thanh nhỏ dài được làm từ thép dẻo dai. Nan hoa liên kết vành bánh xe với trục xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được cố định, không chỉ thế sức chịu đựng của bánh xe cũng được tăng lên đáng kể. Các nan hoa có chiều dài bằng nhau, giúp cho bánh xe cố định đc hình dáng tròn, không bị móp méo khi xe chuyển động trên các loại địa hình phức tạp.

2.4. Vành bánh xe

Vành bánh xe có dạng hình tròn, có vai trò là bộ khung chính cho bánh xe. Để đảm nhiệm tốt vai trò này thì vành bánh xe phải đảm bảo được độ cứng và độ chắc chắn. Do đó, người ta thường sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim thép để chế tạo vành bánh xe.

Vành bánh xe đóng vai trò là bộ khung chính cho bánh xe
Vành bánh xe đóng vai trò là bộ khung chính cho bánh xe

2.5. Săm và lốp

Đây là bộ phận bao bọc bên ngoài vành bánh xe đạp địa hình và cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt địa hình. Săm lốp thường được chế tạo từ cao su tổng hợp. Bao bọc săm lốp bên ngoài bánh xe giúp cho xe chuyển động êm hơn, giảm bớt độ xóc khi di chuyển trên đường đèo, núi có địa hình gồ ghề.

3. Các bộ phận của xe đạp địa hình: Hệ thống lái

3.1. Tay lái

Tay lái, hay ghi đông, là bộ phận có chức năng chính trong điều khiển xe đạp. Xe lái cũng giúp người lái xe giữ thăng bằng. Người ta cũng lắp thêm phanh xe và cần sang số trên tay lái. Tay lái của xe đạp địa hình có nhiều kiểu dáng khác nhau.

3.2. Cổ phuộc

Phuộc xe được gắn với bánh xe trước, có tác dụng nâng đỡ khung xe. Cổ phuộc cũng góp phần duy trì sự ổn định của xe, đặc biệt là khi di chuyển trên những địa hình phức tạp. Cổ phuộc cũng phố hợp với tay lái để dẫn hướng cho xe. Phược xe gồm 2 loại là phược bánh trước và phược bánh sau.

4. Các bộ phận của xe đạp địa hình: Hệ thống phanh

Hệ thống phanh có cấu tạo bao gồm tay phanh, dây phanh và cụm má phanh. Phanh xe đạp giúp người lái xe điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Có hai loại phanh là phanh cơ (hay gọi là phanh niềng) và phanh đĩa.

Phanh xe là bộ phận không thể thiếu trên xe đạp địa hình
Phanh xe là bộ phận không thể thiếu trên xe đạp địa hình

5. Các bộ phận khác của xe đạp

Các bộ phận khác của xe đạp địa hình bao gồm:

- Khung sườn, hay khung chịu lực, là bộ phận liên kết tất cả các bộ phận khác của xe đạp địa hình, giúp chúng liên kết với nhau thành một khối để vận hành xe trơn tru, êm ái.

- Yên xe thường làm từ các chất liệu êm, dễ ngồi như là da hoặc chất liệu tổng hợp.

- Ổ bi được gắn với trục ở bánh xe đạp địa hình, có tác dụng chính là giúp giảm ma sát. Cấu tạo của ổ bi bao gồm nồi, côn và các viên bi.

Ngoài ra trên xe đạp địa hình còn có thể được gắn thêm chuông xe đạp, đèn xe, bộ phận chắn xích, tấm chắn bùn, chân chống xe, bộ phận để chai nước, cặp đựng dụng cụ sửa xe…

Trên đây bạn đã tìm hiểu về các bộ phận của xe đạp địa hình. Các loại xe hiện nay rất đa dạng, nhiều hãng sản xuất và nhiều mẫu mã. Nếu bạn đang có ý định mua xe đạp địa hình thì có thể tìm mua xe của các hãng nổi tiếng như: Trinx, Galaxy, Asama, Alcott, Phoenix, Giant… hay đại diện đến từ Việt Nam: Xe đạp Thống Nhất.

Nên mua xe máy Honda hay Yamaha?

So sánh giữa xe máy Honda và Yamaha, cái nào tốt hơn? Nên mua xe máy Honda hay Yamaha? Tìm hiểu những ưu nhược điểm của hai dòng xe máy này trong bài viết sau đây.

Nên mua xe máy Honda hay Yamaha?

Tin tức liên quan

Bugi có tác dụng gì? Các cách kiểm tra bugi xe máy?

Bugi có tác dụng gì? Khi bugi gặp vấn đề, chúng ta cần xử lý như thế nào? Có cần thay mới không? Hãy cùng nhau ngồi tại chỗ và tìm hiểu thông tin này nhé!

Có nên mua đất rừng sản xuất? Tiềm năng của đất rừng sản xuất là gì?

Có nên mua đất rừng sản xuất là một cụm từ đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy đọc bài viết để hiểu lý do tại sao cần mua loại đất này nhé!

Bản hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Các giấy tờ cần có của hợp đồng

Bản hợp đồng mua bán nhà đất là gì? Tại sao cần có hợp đồng mua bán nhà đất? Chúng ta hãy cùng nhau tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau!

Lên đầu