CHI TIẾT TIN TỨC

Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt? Mức xử phạt như thế nào?

05-04-2023 09:47

Hiện nay, có rất nhiều tài xế công nghệ gắn điện thoại trên xe máy của mình để thuận tiện cho công việc tìm đường ship hàng. Tuy nhiên hành vi này có được cho phép khi tham gia giao thông hay không thì chưa ai rõ. Vậy thì bạn hãy đồng hành cùng raonhanh365.vn trả lời câu hỏi gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không và mức xử phạt như thế nào nhé.

1. Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?

1.1. Gắn trên xe máy và sử dụng khi đang lái xe

1.1.1. Quy định pháp luật

Đối với trường hợp có gắn điện thoại trên xe máy và sử dụng trong lúc lái xe là KHÔNG được phép khi tham gia giao thông. Khi đang di chuyển trên đường chúng ta không được dùng điện thoại, ô dù, thiết bị âm thanh (trừ máy trợ thính) hoặc không được mang vác cồng kềnh. Quy định này áp dụng đối với tất cả phương tiện giao thông bao gồm xe đạp, xe thô sơ, xe máy, ô tô hay xe mô tô, v.v…

Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?

Vì những vật dụng mang theo người khi điều khiển xe máy như này có thể gây nguy hiểm cho người khác đang cùng tham gia giao thông, thậm chí là những tai nạn đáng tiếc. Khi đó, việc gắn điện thoại trên xe máy sẽ là sai quy định do bạn đã và đang sử dụng nó sai cách.

1.1.2. Mức xử phạt nếu vi phạm

Dẫu biết hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác nhưng nhiều trường hợp vẫn cố tình vi phạm quy định về sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Vì vậy, nhà nước sẽ có những quy định xử phạt dành cho các đối tượng này.

Những người điều khiển xe máy, xe máy điện, xe mô tô hoặc các loại xe tương tự mà sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, họ còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung nếu chống đối người thi hành công vụ hoặc gây ra tai nạn như: tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Do đó, khi mua bán xe máy điện cho con em mình thì các phụ huynh cũng cần lưu ý cho các bé để tránh bị phạt và đảm bảo an toàn nhé.

Xe máy điện cũng bị xử phạt như xe máy
Xe máy điện cũng bị xử phạt như xe máy

Đấy là mức xử phạt đối với phương tiện xe máy. Còn ô tô cũng tương tự vậy nhưng bị phạt nặng hơn, có thể từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Xe đạp cũng có thể bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng. Các bạn lưu ý đừng để bị phạt khi điều khiển bất kỳ phương tiện nào nhé.

1.2. Chỉ gắn và không sử dụng khi đang lái xe

Sẽ có bạn thắc mắc rằng nếu chỉ gắn mà không sử dụng thì có sao không. Câu trả lời là không sao vì chưa có quy định nào về việc không được gắn các thiết bị lên xe. Và dụng cụ gắn được coi như vật trang trí. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng bạn không ngó nghiêng chút nào vào chiếc điện thoại của mình trên suốt đường đi. Vậy nên trường hợp này vẫn gây nguy hiểm khi tham gia giao thông và vẫn có thể bắt giữ xử phạt nhé.

2. Tại sao không nên gắn điện thoại trên xe máy?

2.1. Khó quan sát đường đi phía trước

Người ta thường gắn điện thoại ở phía trước phần đầu xe nên có thể gây khuất tầm nhìn cho chính chủ lái xe hoặc người điều khiển đi phía sau. Mọi người khó quan sát đường đi phía trước nên không thể định hướng di chuyển của mình.

Người điều khiến không quan sát được phía trước đường đi
Người điều khiến không quan sát được phía trước đường đi

Không chỉ vậy, những thiết bị gắn điện thoại này có thể cồng kềnh thêm phụ kiện như ô che cho đỡ nắng hoặc mưa làm hỏng điện thoại. Trông xe máy của bạn khá là vướng tầm nhìn. Trong khi đó những phương tiện này nhiều khi còn có sức nặng làm tay lái của bạn bị loạng choạng và mất phương hướng, dễ gây ra va chạm với xe khác.

2.2. Gây cản trở phương tiện phía sau

Trên đường các bạn có thể bắt gặp nhiều anh chàng tài xế cứ vừa xem điện thoại để biết địa chỉ hoặc xem lộ trình, xem đơn hàng của mình. Tất nhiên họ thường đi chậm lại chút để dễ quan sát. Nhưng hành vi này vô tình khiến những người xung quanh, đặc biệt là người đi sau cảm thấy khó chịu vô cùng vì họ đang bị cản trở đường đi của mình.

Người lái xe phía sau một là phải đi chậm theo người tài xế hoặc bất kỳ ai đang sử dụng điện thoại phía trước, hai là phải vượt lên trước họ. Tuy nhiên, có nhiều khi họ phải dừng đột ngột vì người phía trước bỗng nhiên dừng lại để nghe điện thoại. Việc sử dụng điện thoại gắn lên xe máy có thể gây cản trở cho các phương tiện di chuyển phía sau, ùn tắc giao thông.

Xem thêm: Độ pô xe máy có bị phạt không - điều dân chơi cần biết

Gây cản trở phương tiện đi phía sau
Gây cản trở phương tiện đi phía sau

2.3. Mất tập trung tay lái của người điều khiển

Một lý do nữa mà bạn không nên gắn điện thoại trên xe máy vì bạn rất dễ bị mất tập trung khi lái xe. Vì điện thoại có rất nhiều thông báo ứng dụng hoặc tin tức quan trọng, bạn sẽ bị tò mò và thu hút mà ngó vào xem. 

Không chỉ vậy, nếu là tài xế công nghệ thì cần xem thêm nhiều chi tiết khác bao gồm những thông tin liên hệ, địa chỉ đơn hàng hoặc những thứ quan trọng khác. Những thông tin này cần nhận biết chính xác nên bạn bắt buộc phải tập trung vào nó nên sẽ bị lơ là trong việc lái xe, rất nguy hiểm cho cả bạn và người xung quanh.

2.4. Dễ bị trộm cắp, cướp giật

Bên cạnh sự an toàn khi tham gia giao thông thì bạn cũng nên lưu ý về việc có thể bị mất cắp tài sản khi gắn điện thoại trên xe máy. Vị trí gắn điện thoại thường dễ nhìn thấy cũng dễ bị giật ra nên bạn có thể bị những tên lưu manh cướp ngay cả trên đường đi của mình. Như vậy, vừa mất tài sản lại vừa dễ bị gặp tai nạn ngã xe do bị tác động mạnh.

Có khả năng bị cướp giật
Có khả năng bị cướp giật

3. Cách điều khiển xe an toàn khi gắn điện thoại trên xe máy

3.1. Không nên dùng điện thoại khi đang lái xe máy

Để lái xe an toàn nhất thì tốt nhất bạn không nên sử dụng điện thoại khi lái xe. Việc này vừa đảm bảo bạn được an toàn lại không vi phạm pháp luật nên bạn có thể yên tâm hơn về cách hành xử của mình.  Nếu có gắn điện thoại trên xe máy thì cũng không nên chú tâm vào nó mà chỉ khi đã trở về nhà hoặc cơ quan hãy bỏ ra sử dụng.

3.2. Táp vào lề đường để sử dụng điện thoại

Nhưng khi có cuộc gọi khẩn cấp hoặc do tính chất công việc như tài xế công nghệ mà phải sử dụng điện thoại thường xuyên thì phải làm sao? Tất nhiên bạn vẫn có thể dùng nếu là trường hợp cấp thiết nhưng hãy dùng một cách thông minh và an toàn. 

Khi cần dùng điện thoại đang gắn trên xe máy thì bạn nên quan sát, ra tín hiệu dừng xe, xi nhan rẽ trái hoặc phải để táp vào lề đường. Sau khi toạ vị ổn định thì bạn có thể sử dụng điện thoại của mình mà không gây nguy hiểm cho người khác cũng như không vi phạm luật giao thông. Đó là cách sử dụng điện thoại an toàn khi được gắn với xe máy của bạn.

Quan sát và ra tín hiệu dừng lại bên lề đường sử dụng điện thoại
Quan sát và ra tín hiệu dừng lại bên lề đường sử dụng điện thoại

Tóm lại, gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt nếu bạn sử dụng trong lúc lái xe vì dễ gây nguy hiểm cho người khác. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan đến pháp luật lái xe hoặc tin mua xe cộ thì hãy ghé qua website của raonhanh365.vn nhé.

Giải đáp thắc mắc xe 50cc có cần bằng lái không?

Xe 50cc là xe dung tích nhỏ phù hợp với nhiều bạn nhỏ trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, dòng xe này liệu có cần bằng lái hay không thì bạn cần xem qua bài viết sau để raonhanh365.vn giải thích chi tiết cho bạn nha.

Xe 50cc có cần bằng lái không

Tin tức liên quan

Hướng dẫn cách chọn mua máy ảnh kỹ thuật số cho người mới bắt đầu

Biết cách chọn mua máy ảnh kỹ thuật số sẽ giúp bạn tìm được đồ dùng ưng ý ngay từ lần mua đầu tiên. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có máy ảnh chất lượng.

Đèn cos là gì và các loại đèn cos có trên thị trường

Đèn cos là gì? Đèn cos có những ưu và nhược điểm gì? Có những lưu ý quan trọng gì khi sử dụng đèn cos? Cùng tìm hiểu về đèn cos ở ngay dưới đây bạn nhé!

Giải đáp nhà hxh nghĩa là gì? Cần lưu ý gì khi mua bán nhà hxh?

Nhà hxh nghĩa là gì? Nhà hxh là viết tắt của cụm từ hẻm xe hơi có nghĩa là chỉ vừa đủ cho xe hơi đi vào, đường đi hẹp nhưng lại an yên, tiết kiệm chi phí.

Lên đầu