CHI TIẾT TIN TỨC

Thủ tục mua bán đất ruộng theo quy định của pháp luật hiện hành

17-05-2022 16:19

Đất ruộng hoàn toàn có thể bán được nếu đã được Nhà nước cấp sổ đỏ và không thuộc phạm vi đang tranh chấp hoặc kiện cáo. Các bên liên quan chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và trình lên cơ quan có thẩm quyền để được xử lý trường hợp mua bán đất ruộng. Vậy bạn đã hiểu rõ về thủ tục mua bán đất ruộng chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, hợp đồng và thủ tục mua bán đất ruộng qua bài viết sau đây nhé!

1. Thủ tục mua bán đất ruộng theo quy chế mới nhất

1.1. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi mua bán đất ruộng

Khi bên bán và bên mua đã hoàn tất việc thương lượng về việc mua bán đất ruộng thì cả bên cần ký kết hợp đồng và thực hiện đầy đủ thủ tục mua bán đất ruộng dưới sự chứng nhận của cơ quan chức năng.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ

Thủ tục mua bán đất ruộng bao gồm nhiều bước phức tạp, chính vì vậy để không làm mất quá nhiều thời gian thì các bên liên quan cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi trình hồ sơ lên cơ quan chức năng.

Theo quy định mới nhất về việc mua bán đất ruộng thì các bên liên quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ, hồ sơ sau đây:

- Hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng (không bắt buộc).

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng.

- Các loại giấy tờ tùy thân, bao gồm: CMND/ CCCD hoặc Hộ chiếu bản gốc.

- Sổ hộ khẩu bản gốc.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với người chưa lập gia đình, hoặc Giấy chứng nhận kết hôn đối với người đã lập gia đình. Trong trường hợp đã ly hôn thì người bán cần chuẩn bị Giấy ly hôn và Quyết định phân chia tài sản, di chúc…

- Sổ đỏ bản gốc.

- Đơn xin đăng ký biến động đất đai.

Trên đây là những giấy tờ, hồ sơ cần thiết mà các bên liên quan cần chuẩn bị sẵn trước khi nộp hồ sơ và hoàn thành thủ tục mua bán đất ruộng tại cơ quan chức năng.

Thủ tục mua bán đất ruộng được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai
Thủ tục mua bán đất ruộng được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai

Xem thêm: Đất HNK có lên thổ cư được không cùng thông tin cần lưu ý

1.2. Tìm hiểu về thủ tục mua bán đất ruộng

1.2.1. Ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng

Trên thực tế, việc đặt cọc tiền mua bán đất ruộng là không bắt buộc và bước này có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bên bán hoặc bên mua muốn giữ đất và việc mua bán đất ruộng chưa thể được thực hiện ngay thì bên mua nên đặt cọc trước một khoản tiền mua đất ruộng.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng chính là văn bản có tính chất pháp lý nhằm ghi lại việc bên mua đã đặt cọc tiền để giữ đất và sẽ mua phần đất ruộng có ghi trong hợp đồng. Đồng thời, bên bán sau khi nhận tiền đặt cọc và ký vào hợp đồng thì không được quyền bán đất ruộng cho một bên thứ ba. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định, thường là bồi thường hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng được soạn phải bao gồm những nội dung raonhanh365.vn liệt kê sau đây:

- Thông tin của bên bán, bên mua và người làm chứng nếu có.

- Thông tin mô tả về đất ruộng làm đối tượng mua bán, bao gồm: Vị trí, diện tích, các tài sản có trên đất ruộng, thông tin về sổ đỏ…

- Số tiền mua đất ruộng sau khi hai bên đã thỏa thuận và đi đến thống nhất.

- Số tiền đặt cọc trước.

- Thời gian và phương thức thanh toán toàn bộ số tiền để mua đất ruộng.

- Một số thỏa thuận khác có liên quan đến thủ tục mua bán đất ruộng, chẳng hạn như: Lệ phí công chứng và thuế thu nhập cá nhân sẽ do bên nào chịu, điều khoản về việc đền bù hợp đồng…

Có thể ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng hoặc không
Có thể ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất ruộng hoặc không

1.2.2. Ký kết hợp đồng mua bán đất ruộng

Hợp đồng mua bán đất ruộng, hay còn được gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được ký kết bởi bên mua và bên bán trước sự chứng kiến của Văn phòng công chứng địa phương tại nơi có đất ruộng được mua bán.

Trước khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần chuẩn bị tất cả những giấy tờ và hồ sơ đã được đề cập đến trong phần trước. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ, bên mua và bên bán sẽ đến Văn phòng công chứng địa phương để nộp hồ sơ mua bán đất ruộng và phiếu yêu cầu công chứng.

Công chứng viên sẽ tiếp nhận và kiểm tra lại hồ sơ. Nếu hồ sơ và các giấy tờ hợp lên thì các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán đất ruộng. Sau đó ghi lời chứng vào hợp đồng, cùng với đó là đóng dấu và ký tên.

Hợp đồng mua bán đất ruộng sẽ được làm thành 3 bản giống nhau, trong đó Văn phòng công chứng giữ một bản, bên bán giữ một bản và bên mua giữ một bản. Tất cả các bản hợp đồng do các bên giữ đều có giá trị pháp lý tương đương nhau.

Hợp đồng mua bán đất ruộng sẽ được làm thành 3 bản
Hợp đồng mua bán đất ruộng sẽ được làm thành 3 bản

1.2.3. Làm thủ tục đăng ký biến động đất đai

Sau khi hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán đất ruộng, thủ tục mua bán ruộng đất vẫn chưa hoàn tất. Bước cuối cùng đó là đăng ký biến động đất đai.

Đầu tiên, người bán đất ruộng sẽ nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại UBND xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi có đất ruộng được bán.

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm: Hợp đồng mua bán đất ruộng đã được ký kết và công chứng trước đó, Đơn đăng ký biến động đất đai (có mẫu do nhà nước ban hành), sổ đỏ và các giấy tờ tùy thân của người bán đất.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xác minh, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận nội dung biến động đất vào sổ đỏ. Sau đó, thông tin biến động đất sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính. Cuối cùng, sổ đỏ sẽ được trả lại cho người bán đất.

Kể từ khi Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký biến động đất đai, trong vòng tối đa là 10 ngày làm việc kết quả xét duyệt hồ sơ phải được trả về cho người nộp hồ sơ. Thời hạn này có thể kéo dài lên đến tối đa là 20 ngày đối với những địa phương ở vùng sâu vùng xa.

Thời hạn tối đa để xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai là 10 ngày
Thời hạn tối đa để xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai là 10 ngày

2. Hợp đồng mua bán đất ruộng

Hợp đồng mua bán đất ruộng được biên soạn theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính, bao gồm thông tin của các bên liên quan và các điều khoản liên quan đến việc mua bán đất ruộng.

Các điều khoản cần có trong hợp đồng mua bán đất ruộng bao gồm:

- Thông tin về mảnh đất ruộng làm đối tượng mua bán và số tiền mua bán đất ruộng.

- Chi tiết liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đất.

- Phương thức giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp.

- Cam đoan của các bên.

Cuối cùng, trong hợp đồng cần có chữ ký của các bên liên quan và chứng nhận của UBND xã/ phường/ thị trấn. Các thông tin trong hợp đồng cần được khai báo một cách chính xác. Các bên liên quan cần thảo luận và thống nhất từng điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán đất ruộng sau đó phải được công chứng.

Hợp đồng mua bán đất ruộng cần được công chứng
Hợp đồng mua bán đất ruộng cần được công chứng

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ tục mua bán đất ruộng theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Toàn bộ quá trình mua bán đất ruộng đều phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của cả bên mua và bên bán. Bên cạnh đó một số vấn đề khác như bên nào chịu thuế thu nhập cá nhân, bên nào chịu lệ phí công chứng… cần được làm rõ ngay từ đầu.

Đất hoa màu có làm sổ đỏ được không?

Đất hoa màu có làm sổ đỏ được không? Đất hoa màu có chuyển sang đất ở được không và thủ tục ra sao? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Đất hoa màu có làm sổ đỏ được không?

Tin tức liên quan

Có nên mua đất qua môi giới không? Một số kinh nghiệm hữu ích

Có nên mua đất qua môi giới? Lợi và hại khi mua đất qua môi giới là gì? Làm thế nào để lựa chọn môi giới nhà đất uy tín và chuyên nghiệp? Click ngay!

Nắm chắc trong tay những thông tin về thủ tục mua nhà tập thể cũ

Điều kiện mua bán nhà tập thể cũ là gì? Tìm hiểu thủ tục mua nhà tập thể cũ. Khi mua nhà tập thể cũ cần lưu ý điều gì? Thủ tục sang tên nhà tập thể.

Tìm hiểu thủ tục xin cấp đất thổ cư và các giấy tờ liên quan

Vì phục vụ nhu cầu sinh sống nên nhiều hộ gia đình đã làm thủ tục xin cấp đất thổ cư. Vậy thủ tục xin cấp đất thổ cư và các giấy tờ liên quan là như thế nào?

Lên đầu