CHI TIẾT TIN TỨC

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong biên bản thỏa thuận mua bán đất

27-06-2022 14:36

Trong một giao dịch mua bán đất, bên mua và bên bán sẽ bàn bạc để thống nhất những điều khoản có lợi cho cả hai bên và phù hợp với những quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Những điều khoản này sau đó sẽ được ghi lại trong biên bản thỏa thuận mua bán đất, hay còn được gọi là giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về biên bản thỏa thuận mua bán đất trong bài viết sau đây nhé!

1. Những thông tin chung về biên bản thỏa thuận mua bán đất

Biên bản thỏa thuận mua bán đất còn có tên gọi khác là giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là biên bản được lập ra nhằm mục đích ghi chép lại tất cả những thông tin liên quan đến một giao dịch mua bán đất giữa bên mua và bên bán.

Giao dịch mua bán nhà đất
Giao dịch mua bán nhà đất

Những thông tin cần có trong biên bản thỏa thuận mua bán đất bao gồm thông tin của cả hai bên, thông tin về mảnh đất là đối tượng mua bán, các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên và thêm cả thông tin của người làm chứng nếu có.

Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất là gì? Quy định về thời hạn sử dụng đất

2. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thỏa thuận mua bán đất

2.1. Biên bản thỏa thuận mua bán đất bao gồm những nội dung gì?

Biên bản thỏa thuận mua bán đất được tạo lập sau khi bên mua và bên bán đã hoàn tất việc thương thảo và cùng thống nhất những điều khoản liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong giao dịch mua bán đất.

Bên cạnh thông tin của người mua và người bán để làm căn cứ xác thực danh tính, trong biên bản thỏa thuận mua bán đất còn ghi rõ mức giá mua bán đất chưa bao gồm thuế hay các chi phí bổ sung và phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán ở đây đề cập đến việc thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc thanh toán bằng kim loại quý có giá trị tương đương.

Thông tin liên quan đến giao dịch cần được ghi chính xác
Thông tin liên quan đến giao dịch cần được ghi chính xác

Bên cạnh đó, hai bên cũng cần bán bạc để thống nhất xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm nộp thuế và nộp lệ phí công chứng giấy tờ. Trong biên bản thỏa thuận mua bán đất cũng phải có những điều khoản quy định rõ quyền sử dụng đất sau khi đã chuyển nhượng và việc đăng ký quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, nếu bên mua trả tiền theo nhiều đợt thì cần ghi chú rõ phương thức thanh toán của mỗi đợt, thời hạn thanh toán mỗi lần và số tiền thanh toán mỗi lần, cũng như là trong trường hợp thanh toán chậm trễ thì xử lý như thế nào.

Mặt khác, phương thức giải quyết nếu có phát sinh mâu thuẫn liên quan đến hợp đồng mua bán đất cũng cần được ghi chú rõ ràng và chi tiết. Các bên tham gia ký kết cũng cần cam kết thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình theo như đã thỏa thuận từ trước đó.

Biên bản thỏa thuận mua bán đất cần làm thành 3 bản giống nhau. Trong đó bên mua giữ 1 bản, bên bán giữ 1 bản và 1 bản sẽ do phòng công chứng lưu lại trong quá trình thực hiện thủ tục công chứng. Cả 3 bản đều cần có chữ ký hợp lệ của các bên tham gia.

Biên bản thỏa thuận mua bán đất có thể được công chứng
Biên bản thỏa thuận mua bán đất có thể được công chứng

2.2. Hướng dẫn soạn từng phần của biên bản thỏa thuận mua bán đất

2.2.1. Thông tin của các bên tham gia ký kết

Trước phần thông tin của các bên tham gia ký kết biên bản thỏa thuận mua bán đất, cần ghi rõ địa điểm và thời gian lập biên bản. Sau đó sẽ đến thông tin của bên chuyển nhượng (bên A) và bên nhận chuyển nhượng (bên B).

Trong mỗi phần cần ghi rõ họ và tên đầy đủ, năm sinh, số CMND/ CCCD. Nếu bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng đã kết hôn thì cần ghi chú thêm cả thông tin của người vợ hoặc người chồng, cùng với đó là địa chỉ chỗ ở hiện tại.

Ngoài ra, nếu có người làm chứng thì cũng cần ghi chính xác thông tin của người làm chứng, bao gồm: Họ tên, năm sinh, số CMND/ CCCD và địa chỉ nơi ở hiện tại.

2.2.2. Các điều khoản

Các điều khoản trong biên bản thỏa thuận mua bán đất liên quan đến thông tin về mảnh đất và thông tin về giao dịch mua bán đất. Cụ thể như sau:

- Điều khoản liên quan đến thông tin của mảnh đất được chuyển nhượng, bao gồm: Địa chỉ của mảnh đất; kích thước chiều dài và chiều rộng; tổng diện tích và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin về mảnh đất cần được ghi chính xác
Thông tin về mảnh đất cần được ghi chính xác

- Điều khoản liên quan đến số tiền mua bán đất, bao gồm những thông tin sau: giá chuyển nhượng đất (được ghi bằng số và bằng chữ) và đơn vị tính; số tiền đặt cọc nếu có; số tiền còn lại mà bên nhận chuyển nhượng phải trả sau khi đã trừ đi khoản tiền đặt cọc. Trong biên bản cũng cần ghi chú rõ ràng rằng số tiền còn lại sẽ được thanh toán nốt sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng hoàn tất.

- Điều khoản quy định phương pháp giải quyết khi có phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn hoặc một bên không tuân thủ hợp đồng. Thông thường điều khoản này sẽ liên quan đến cách xử lý khi bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng không hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Điều khoản thể hiện cam kết của hai bên tham gia ký kết. Hai bên cam kết thực hiện đúng trách nhiệm của mình và giải quyết các trường hợp phát sinh trên cơ sở thương lượng cùng giải quyết vấn đề và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp không thể điều hòa mâu thuẫn thì các bên có quyền khởi kiện.

Hai bên cần cam kết thực hiện đúng trách nhiệm của mình
Hai bên cần cam kết thực hiện đúng trách nhiệm của mìnhv

Nếu bên nhận quyền chuyển nhượng đất có đặt cọc trước một khoản tiền thì cần lập biên bản giao nhận tiền đặt cọc mua bán đất để ghi lại số tiền đã đặt cọc. Khi làm hợp đồng mua bán đất thì có thể sử dụng biên bản giao nhận tiền đặt cọc mua bán đất để làm chứng.

Xem thêm: Tìm hiểu các vấn đề liên quan tới chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án

2. Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khi làm thủ tục chuyển nhượng đất, bạn cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những giấy tờ cần thiết khác tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm những giấy tờ sau đây: Phiếu yêu cầu công chứng (có mẫu do văn phòng công chứng cấp); giấy tờ tùy thân bản sao; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp bản sao; dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không bắt buộc) và những giấy tờ khác theo quy định.

Sau khi hoàn tất giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người mua sẽ tiếp tục làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Để làm hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, người nhận chuyển nhượng cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những giấy tờ khác theo quy định.

Người mua cần làm thủ tục xin cấp mới sổ đỏ
Người mua cần làm thủ tục xin cấp mới sổ đỏ

Trên đây là những thông tin liên quan đến biên bản thỏa thuận mua bán đất. Dù ở vai trò là người mua hay người bán thì bạn cũng cần tham gia thảo luận những điều khoản sẽ được quy định trong biên bản để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Đồng thời, bạn cần thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình để giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được diễn ra thuận lợi. Hy vọng  thông tin trên đây của raonhanh365.vn sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.

Chung cư bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?

Diện tích chung cư bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ? Tham khảo bào viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về những trường hợp được phép tách đất chung cư nhận sổ đỏ nhé!

Chung cư bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?

Tin tức liên quan

Biên bản góp vốn mua đất là gì và những nội dung liên quan?

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin cách viết biên bản góp vốn mua đất chi tiết? Hãy cùng raonhanh365.vn nắm rõ trong nội dung thú vị sau đây.

Đất nông thôn là gì? Những đặc điểm nổi bật nhất của đất ở nông thôn

Bạn đã biết đất ở nông thôn là gì? Những đặc điểm của loại đất này và quy định mới nhất bạn đã nắm rõ? Hãy khám phá bài viết để có câu trả lời chuẩn xác.

Đất giao thông là gì và những quy định cần nắm rõ?

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin đất giao thông là gì cùng những quy định liên quan? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong bài viết hết sức hữu ích sau.

Lên đầu