CHI TIẾT TIN TỨC

Phí quản lý chung cư là gì và cách tính phí quản lý chung cư

03-02-2023 14:17

Phí quản lý chung cư là một khoản phí mà bất kỳ ai ở chung cư cũng đều phải đóng hàng tháng, hàng quý hay năm. Mặc dù đã quá quen thuộc với loại phí này, nhưng không phải ai cũng biết phí quản lý chung cư là gì? Phí quản lý chung cư sẽ được tính ra sao? Hôm nay, raonhanh365.vn sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi hóc búa này trong bài viết dưới đây!

1. Hiểu về phí quản lý chung cư

1.1. Phí quản lý chung cư là cái gì?

Phí quản lý chung cư còn được biết đến là kinh phí quản lý vận hành chung cư. Đây là một khoản phí mà bất kỳ người chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ chung cư nào cũng phải đóng định kỳ theo quy định của ban quản lý của tòa nhà. Tất cả những người đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích căn hộ chung cư nhưng không sử dụng cũng đều phải đóng khoản phí này.

Đây là một khoản phí bắt buộc phải có để ban quản lý vận hành có thể điều khiển hoạt động của toàn chung cư, nhằm phục vụ lợi ích toàn bộ cộng đồng. Bất kỳ ai ở trong chung cư, có sở hữu trong chung cư cùng đều phải có trách nhiệm đóng khoản phí. Đây không phải là sự chuộc lợi, lợi ích của một cá nhân hay tổ chức mà là khoản phí phục vụ nhu cầu, lợi ích cho cư dân ở toàn bộ khu chung cư.

Phí quản lý chung cư là gì
Phí quản lý chung cư là gì?

1.2. Phí quản lý chung cư sẽ đem lại những lợi ích gì?

Như đã trình bày ở trên, phí quản lý không phải phục vụ cho một cá nhân mà phục vụ nhu cầu cho toàn cộng đồng chung cư. Chúng ta có thể kể các lợi ích cơ bản mà phí quản lý chung cư đem lại như:

Đầu tiên là hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc trong tòa như thang máy, máy phát điện, hệ thống chữa cháy, thiết bị dự phòng,… Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà các thiết bị này đem lại. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các thiết bị sẽ bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới thì khoản phí quản lý sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Thứ hai là phục vụ việc bảo vệ, đảm bảo an ninh như lễ tân, bản quản lý, nhân viên. Đây chính là những dịch vụ mà tòa chung cư cung cấp nhằm giúp cho cư dân cảm thấy an toàn, thoải mái với nhiều tiện ích hơn.

Thứ ba là chi trả dịch vụ chăm sóc cảnh quan. Bất kỳ tòa chung cư nào cũng có cây xanh, vườn hoa, khu vực công cộng để phục vụ sự thư giãn cho công đồng. Để có thể không gian luôn tươi mới, đẹp mắt thì việc chăm sóc là hết sức cần thiết và khoản phí được chi trả để phục vụ điều đó.

Cuối cùng là chi trả cho công việc vận hành tòa nhà. Một chung cư sẽ có rất nhiều sự kiện diễn ra, rất nhiều công việc xung quanh tòa nhà, để mọi thứ đi vào quy củ, có tổ chức thì việc xây dựng bộ phận quản lý là hết sức cần thiết và khoản phí này sẽ duy trì chức năng đó.

Phí quản lý chung cư giúp đảm bảo an ninh
Phí quản lý chung cư giúp đảm bảo an ninh

2. Phí quản lý chung cư sẽ được tính ra sao?

2.1. Nội dung để tính phí quản lý chung cư

Để có thể tạo nên các khoản phí sẽ cần phải có các nguyên tắc nhất định, phí quản lý chung cư cũng vậy. Trước khi có thể tính được phí chung cư, chúng ta sẽ cần phải xác định các nội dung cơ bản sau:

Đầu tiên, nguyên tắc để xác định được phí quản lý chung cư là phải công khai, minh bạch. Tất cả các mức giá để tính loại chi phí này sẽ cần được căn cứ theo nội dung quản lý tòa nhà và các dịch vụ đi theo đó. Bên cạnh đó, phí quản lý chung cư còn được bao gồm các loại phí bảo trì hệ thống, các loại phí phục vụ nhu cầu như phí giữ xe, phí điện, nước,…

Ngoài ra, khi trong một căn hộ chung cư nếu có nhiều người cùng sở hữu một lúc thì phí quản lý chung cư sẽ được tính dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hay phí quản lý chung cư trong trường hợp này sẽ do hội nghị của toàn chung cư quyết định. Nếu mà trong một căn hộ chỉ có một người sở hữu thì phí quản lý chung cư sẽ được thực hiện như trong hợp đồng mua bán nhà đất, căn hộ đã cam kết.

2.2. Công tính phí quản lý chung cư

Theo quy định của Bộ Xây dựng đã ban hành, để có thể tính được phí quản lý chung cư, chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:

Phí quản lý chung cư = giá dịch vụ quản lý chung cư x diện tích sử dụng hoặc diện tích khác không thuộc căn hộ nhưng ở trong chung cư (m2)

Bên cạnh đó:

Nếu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng sẽ được tính phí dịch vụ.

Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tính được tính là phí quản lý chung cư là diện tích thuộc phần sở hữu riêng của người chủ căn hộ.

Công thức tính phí quản lý chung cư
Công thức tính phí quản lý chung cư

3. Thu phí quản lý chung cư mất bao lâu?

Theo quy định của Thông tư số 02/2016/TT-BXD, thời gian để thu phí quản lý chung cư sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của người chủ sở hữu, người sử dụng chung cư với ban quản lý của tòa nhà dựa trên cơ sở pháp luật về nhà ở. Ngoài ra, người sử dụng, người chủ sở hữu chung cư sẽ phải có nghĩa vụ đóng các chi bảo trì, vận hành theo quy định của ban quản lý chung cư.

Thời gian thu phí quản lý chung cư
Thời gian thu phí quản lý chung cư

4. Giá dịch vụ quản lý chung cư

Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Luật Nhà ở 2014, giá dịch vụ quản lý chung cư sẽ được quy định như sau:

Đầu tiên là giá dịch vụ quản lý chung cư sẽ được căn cứ vào từng tòa nhà chung cư và dựa trên cơ sở thỏa thuận với ban quản lý tòa nhà.

Với trường hợp nhà chung cư đã được ban giao sử dụng nhưng chưa tiến hành hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ này sẽ do chủ đầu tư quyết định và được ghi trong hợp đồng thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Giá dịch vụ quản lý chung cư sẽ được tính bằng tiền Việt Nam và được tính trên mỗi mét vuông diện tích căn hộ hoặc diện tích khác thuộc chung cư.

Đối với nhà chung cư sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý sẽ được áp dụng đối với diện tích văn phòng, thương mại – dịch vụ và diện tích sở hữu riêng được dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc sau:

- Giá dịch vụ quản lý chung cư áp dụng đối với diện tích văn phòng, thương mại, dịch vụ sẽ do các bên thỏa thuận dựa trên tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giá dịch vụ quản lý chung cư áp dụng đối với diện tích sở hữu riêng dùng là chỗ để xe ô tô sẽ do các bên thỏa thuận và có mức giá thấp hơn giá dịch quản lý đối với từng căn hộ.

Ngoài ra, giá dịch vụ quản lý chung cư được quy định không bao gồm kinh phí bảo trì sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, phí dùng nhiên liệu – năng lượng, phí nước sinh hoạt, phí thông tin liên lạc, phí dịch vụ truyền hình và các loại phí dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu sử dụng riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.

giá dịch vụ được dựa trên sự thỏa thuận giữa ban quản lý và chủ sở hữu
Giá dịch vụ được dựa trên sự thỏa thuận giữa ban quản lý và chủ sở hữu

5. Thuế GTGT của phí quản lý chung cư

Cũng giống như các khoản phí khác, phí quản lý chung cư sẽ phải chịu thuế GTGT là 10%. Ban quản lý tòa nhà sẽ chính là người thu và tính thuế để nộp theo quy định của pháp luật nhà nước. Bên cạnh đó, khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ sở hữu hay người sử dụng nhà chung cư sẽ nhận được đầy đủ hóa đơn theo đúng quy định của nhà nước.

Xem thêm: Phí bảo trì nhà chung cư là gì? Kiến thức quan trọng cần cập nhật

Phí quản lý chung cư sẽ phải chịu thuế GTGT 10%
Phí quản lý chung cư sẽ phải chịu thuế GTGT 10%

Như vậy, bài đăng của raonhanh365.vn đã giúp chúng ta biết được phí quản lý chung cư là gì và những quy định liên quan đến khoản phí này. Nhờ các thông tin trên, người sinh sống chung cư sẽ biết cách bảo vệ quyền lợi của bản thân khi ban quản lý không sử dụng tiền vào đúng mục đích.

Bật mí kinh nghiệm về những lưu ý khi thuê nhà chung cư

Thuê nhà chung cư đang là một xu hướng mới của xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm để thực hiện công việc. Hãy đọc bài viết dưới đây để tránh những rủi ro không đáng có nhé!

Những lưu ý khi thuê nhà chung cư

Tin tức liên quan

Các hệ thống phanh trên xe ô tô gồm những gì bạn có biết?

Các hệ thống phanh trên xe ô tô bao gồm những gì? Nắm bắt đầy đủ vấn đề này để giúp bạn biết cách sử dụng phanh đúng cách và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp.

PC là loại máy tính gì? Bạn đang sở hữu loại PC nào?

Mặc dù rất quen thuộc nhưng ít người biết rõ PC là loại máy tính gì. Trong bài viết dưới đây, raonhanh365.vn giúp bạn hiểu rõ hơn về PC và ứng dụng đúng cách.

Đất cln có được xây nhà không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đất cln có được xây nhà không? Đất cln hay đất dùng để trồng cây lâu năm liệu có được phép chuyển đổi thành đất để xây nhà ở phục vụ mục đích khác không?

Lên đầu