CHI TIẾT TIN TỨC

Giải đáp | Nhà ở có đặc điểm chung gì và thông tin liên quan

07-04-2022 17:02

Có thể nói, nhà ở là một tài sản mà ai cũng muốn có. Với nhiều người, ngôi nhà chính là đích đến cuối cùng, là mục tiêu để họ phấn đấu. Thế nhưng không phải ai cũng biết những điểm chung của nhiều loại nhà ở. Hôm nay, raonhanh365.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nhà ở có đặc điểm chung gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò của nhà ở 

Từ bao đời nay, cha ông ta và các bậc tiền nhân đã luôn đề cao giá trị của ngôi nhà. Các cụ có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” đây nhằm chỉ 3 điều người đàn ông phải làm nếu muốn có danh thành công trong xã hội cũ. 

Về thời hiện đại, vai trò của ngôi nhà vẫn được giữ nguyên giá trị. Có lẽ ai trong chúng ta cũng mong muốn có một ngôi nhà, một tổ ấm thuộc về riêng mình. 

Nhà ở là tài sản vật chất, tinh thần
Nhà ở là tài sản vật chất, tinh thần

Thời xa xưa, với những mái nhà tranh vách đất, khi con người chưa có nhiều điều kiện trong xây dựng, mái nhà đơn giản chỉ là nơi che mưa, che nắng, bảo vệ con người tránh khỏi những hiện tượng thời tiết cực đoan, thú dữ, thổ phỉ. Đến ngày nay, ngôi nhà đã được nâng tầm hơn. Nhà ở không chỉ để che nắng mưa mà còn là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, là nơi bồi đắp tình cảm. Thậm chí, với nhiều người nhà cũng là nơi để làm việc sáng tạo.

 Xem thêm: Nhà ở có vai trò gì và những thông tin cơ bản về nhà ở bạn đã biết

2. Đặc điểm chung của nhà ở 

Với vai trò to lớn đã nêu lên trong phần 1, bạn đọc có thể thấy trong quan điểm người Việt Nam từ xưa đến nay việc sở hữu một ngôi nhà vẫn luôn là ước mơ được đề cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với rất nhiều thay đổi thì nhà ở vẫn giữ được rất nhiều đặc điểm chung. Chúng ta hãy cùng raonhanh365.vn tìm hiểu trong phần hai nhé. 

2.1. Về kiến trúc và chức năng

Kiến trúc và chức năng nhà là 2 đặc điểm chung đầu tiên trong nhiều thể loại nhà Việt Nam.

2.1.1. Kiến trúc nhà ở Việt Nam

Nhiều bạn đọc sẽ cho rằng với sự phát triển của bộ môn thiết kế, cùng với sự nâng cấp chất lượng thì mỗi ngôi nhà sẽ có kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung chúng tôi nêu ra ở đây là dù được thiết kế như thế nào, kiến trúc của ngôi nhà cũng phục vụ cho việc sinh hoạt, nấu nướng, nghỉ ngơi. 

Nhà ở nông thôn sẽ khác với nhà ở thành thị, nhà nơi miền núi cũng sẽ được xây khác với miền biển. Tuy nhiên dù được thiết kế thế nào, thì bố cục kiến trúc căn nhà cũng phải phục vụ việc sinh hoạt. 

Kiến trúc nhà ở đều phục vụ việc sinh sống
Kiến trúc nhà ở đều phục vụ việc sinh sống

Ở nông thôn, đặc biệt là các vùng quê miền bắc, một ngôi nhà không được xây dạng ống mà sẽ được tách biệt thành các gian. Tùy điều kiện của từng nhà mà có thể xây nhà ba gian, nhà năm gian với các gian nhà là nhà bếp, nhà vệ sinh, khu phòng ngủ. 

Ở các thành phố lớn, người dân sẽ có lựa chọn sống trong các khu chung ở hoặc ở nhà đất. Nhà đất cũng có loại nhà trong ngõ, nhà mặt phố. Hầu như phần lớn nhà đất hiện nay đều sẽ được xây 2 tầng hoặc thêm 1 gác xép nhỏ. Những nhà thuộc khu vực mặt phố sẽ tận dụng mặt tiền sẵn có để kinh doanh. 

Nhà chung cư sẽ chia thành các căn hộ riêng, người dân sống ở chung cư sẽ chia sẻ một số không gian chung như thang máy, khu để xe, các khu chợ chung cư.

Ngoài ra, ở các vùng núi còn có nhà sàn, ở những vùng gần biển hay bị lũ lụt người dân xây nhà nổi. 

2.1.2. Chức năng của nhà ở 

Như đã đề cập trong phần một, vai trò lớn nhất của nhà ở chính là để ở. 

Ngoài ra, nhà ở hiện nay cũng được trang bị thêm các chức năng khác hoặc được sử dụng để phục vụ các mục đích của người chủ. Ví dụ như chức năng về làm việc: nhà có các thiết bị văn phòng, máy in, máy chiếu… 

Chức năng giải trí: nhà có hệ thống dàn loa, TV, máy tính, thiết bị điện tử để phục vụ con người sau những ngày dài căng thẳng. 

Các chức năng của nhà ở được phân hóa rõ ràng hơn
Các chức năng của nhà ở được phân hóa rõ ràng hơn 

Chức năng nghỉ ngơi: nhà có hệ thống bếp, giường ngủ, các máy mát xa v.v… để phục vụ con người thư giãn. 

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, nhiều ngôi nhà hiện cũng lắp đặt các loại hệ thống camera đảm bảo an ninh, hệ thống báo động nếu gia chủ phát hiện kẻ đột nhập, kiểm soát nhiệt độ trong nhà để đề phòng cháy nổ, lọc không khí v.v…

Từ đấy có thể thấy từ chức năng chung để ở của nhà đã được phân hóa thành rất nhiều chức năng riêng khác phục vụ nhu cầu của người ở. 

2.2. Cấu tạo và vật liệu

Ngôi nhà nào muốn xây cũng cần chuẩn bị các loại vật liệu và định trước cấu tạo để chuẩn bị ngân sách. 

2.2.1. Cấu tạo của ngôi nhà

Thông thường nhà đất hay các khu chung cư cũng sẽ được xây dựng dựa theo cấu tạo ba phần dưới đây. Với 3 phần riêng biệt giữ những chức năng riêng biệt sẽ đảm bảo được an toàn và sự kiên cố cho ngôi nhà. 

Đầu tiên là móng nhà: đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Móng nhà càng sâu thì nhà càng chắc chắn. Móng nhà sẽ chống đỡ những chi tiết xây dựng bên trên. Móng nhà quá nông sẽ khiến cho nhà dễ xảy ra hiện tượng sụt, lún, nhanh chóng xuống cấp. 

Nhà ở có cấu tạo 3 phần móng, thân, mái
Nhà ở có cấu tạo 3 phần móng, thân, mái

Phần thân nhà: Đây là bao quanh căn nhà, được xây và phân chia thành các tầng. Tùy theo yêu cầu về thiết kế mà phần thân nhà sẽ được thêm hoặc bớt các chi tiết. Ví dụ, những gia đình thiết kế theo kiểu truyền thống sẽ có thêm cột nhà, sàn gác,... Những gia đình xây thêm tầng sẽ phải có dầm nhà chắc chắn. Phần tường bao quanh căn nhà sẽ che phủ những chi tiết này. Ngôi nhà càng kiên cố bao nhiêu thì phần tường sẽ dày bấy nhiêu. Thường người Việt Nam sẽ làm tường đôi. 

Mái nhà: Đây là phần cuối để che phủ và bảo vệ những bộ phận ở dưới. Trước đây, những ngôi nhà Việt Nam sẽ lợp bằng mái ngói. Nhưng theo thời gian, để đảm bảo về mặt chống hao mòn và tiết kiệm chi phí, phần lớn nhà ở hiện nay sẽ lợp mái tôn. 

2.2.2. Các loại vật liệu chính khi xây nhà 

Ở mỗi vùng miền, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện từng gia đình mà các loại vật liệu để xây nhà cũng sẽ khác nhau. Những gia đình ở quê, không có nhiều điều kiện có thể tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên như cát, gỗ, tre, đá… Những gia đình trên thành phố sẽ sử dụng những vật liệu công nghiệp, nhân tạo như gạch, tôn… 

Những ngôi nhà thành thị không thể thiếu xi măng và bê tông
Những ngôi nhà thành thị không thể thiếu xi măng và bê tông

Ngoài ra, vật liệu không thể thiếu gồm có bê tông. Đây là hỗn hợp của cát và xi măng pha thành vữa cùng với đá dùng trong xây dựng. Các vật liệu này sẽ tạo thành khối bê tông rắn chắc. 

Xem thêm: Nhà ở thương mại là gì? Khám phá đặc điểm nhà ở thương mại

2.3. Quy trình xây nhà

Quy trình xây nhà gồm 3 bước dưới đây, bao gồm:

Chuẩn bị: Xác định đất, diện tích nhà, ngân sách xây dựng, ước tính thời gian hoàn thiện, mua các nguyên vật liệu 

Thi công: Quá trình xây nhà

Quy trình xây nhà gồm ba bước
Quy trình xây nhà gồm ba bước

Hoàn thiện: Chủ nhà đến nghiệm thu thành phẩm và đánh giá chất lượng, mua đồ nội thất, lắp đặt điện nước

Vậy là với bài viết trên, raonhanh365.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu “Nhà ở có đặc điểm chung gì?” và tìm hiểu kỹ về các đặc trưng đó. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về xây dựng. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Thủ tục mua bán đất thổ cư

Pháp luật quy định như thế nào về việc mua bán đất thổ cư? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì nếu muốn mua bán đất thổ cư? Phải tham khảo điều luật nào nếu muốn mua bán đất thổ cư? Hãy tham khảo bài viết sau để biết rõ các thủ tục nhé!

Thủ tục mua bán đất thổ cư

Tin tức liên quan

Bật mí kinh nghiệm về những lưu ý khi thuê nhà chung cư

Bạn đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm về những lưu ý khi thuê nhà chung cư là gì? Cùng raonhanh365.vn tham khảo bài viết thú vị sau để nắm rõ hơn.

Thông tin chi tiết về câu hỏi nhà ở riêng lẻ là gì

Bạn là người quan tâm đến các khái niệm trong lĩnh vực bất động sản? Bạn muốn tìm hiểu cho mình những thông tin liên quan đến câu hỏi nhà ở riêng lẻ là gì?

Nhà ở liền kề là gì? Có nên mua nhà ở liền kề không?

Nhà ở liền kề là gì? Những lợi ích khi bạn đầu tư tiền bạc để sở hữu cho mình một căn nhà ở liền kề là gì? Cùng raonhanh365.vn khám phá vấn đề này tại bài viết.

Lên đầu