CHI TIẾT TIN TỨC

Đất sổ chung là gì? Những rủi ro khôn lường khi mua đất sổ chung

18-06-2022 17:12

Đất sổ chung thường có mức giá bán ra rẻ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. Chính vì vậy mà mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng vẫn có không ít người vẫn mua bán đất sổ chung. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đất sổ chung là gì và những sự thật có thể bạn chưa biết về loại đất gây nhiều tranh cãi này nhé!

1. Đất sổ chung là gì và những điều bạn cần biết

1.1. Đất sổ chung là gì?

Đất sổ chung là cách gọi cho nhiều mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhiều người, tuy nhiên chỉ có chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, sẽ có hai trường hợp thường gặp khi nói về đất sổ chung.

Tìm hiểu về đất sổ chung
Tìm hiểu về đất sổ chung

Trường hợp thứ nhất đó là các mảnh đất đều đủ điều kiện để thực hiện thủ tục tách thửa và làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng, tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà người chủ đất chưa tiến hành tách thửa.

Trường hợp thứ hai đó là mảnh đất đó ngay từ đầu đã không đủ điều kiện để tách thửa Nếu gặp trường hợp này, tốt nhất là bạn không nên mua đất bởi rủi ro về tranh chấp quyền sử dụng đất là luôn tiềm ẩn bởi hầu như không thể làm thủ tục tách thửa.

Mặt khác, đất chung sổ thường có giá bán thấp hơn mặt bằng giá đất chung, bởi vậy đây cũng là một sự dụ hoặc tương đối lớn khiến cho nhiều người mua đất “xiêu lòng”. Trong trường hợp có ý định mua đất sổ chung, bạn cần giải quyết các vấn đề pháp lý ngay từ đầu đê tránh mầm mống tranh chấp sau này.

Xem thêm: Đất thóp hậu là gì? Những thông tin xoay quanh về đất thóp hậu 

1.2. Những rủi ro khi mua đất sổ chung

Qua những chia sẻ của raonhanh365 trong phần trước, bạn đã hiểu được đất sổ chung là gì và việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sổ chung luôn đi kèm với rất nhiều rủi ro.

Đất sổ chung chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn
Đất sổ chung chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn

Đất tách sổ mặc dù có giá trị thấp hơn mức bình quân, tuy nhiên đây chưa hẳn đã là một “miếng hời” béo bở đâu nhé! Cùng tìm hiểu về những rủi ro có thể phát sinh nếu mua bán chuyển nhượng đất sổ chung nhé ngay sau đây nhé!

1.2.1. Tranh chấp lợi ích và quyền sử dụng đất

Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra khi nhiều người có chung quyền sử dụng đối với một mảnh đất. Nguyên nhân rất đơn giản, đó là ai cũng muốn hưởng lợi và không muốn chia sẻ phần lợi tức mà mình có được với những người khác. Hoặc nếu có chia sẻ thì ai cũng mong muốn nhận được nhiều lợi ích hơn người khác. Chính vì vậy mà tranh chấp quyền lợi là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra nếu bạn mua đất sổ chung.

1.2.2. Rất nhiều khó khăn khi làm thủ tục tách sổ

Nhiều người cho rằng họ có thể mua đất sổ chung sau đó làm thủ tục tách sổ là được. Trên lý thuyết thì đúng là như vậy. Tuy nhiên lý thuyết và thực tế có thể là hai phạm trù rất xa nhau.

Thủ tục tách thửa đất sổ chung có thể khá khó khăn
Thủ tục tách thửa đất sổ chung có thể khá khó khăn

Thủ tục tách sổ không quá phức tạp, tuy nhiên cũng không hề dễ dàng. Có nhiều lý do dẫn đến không thể tách sổ, lý do thường thấy nhất đó là không đủ điều kiện về diện tích đất để tiến hành tách sổ.

Bên cạnh đó, nếu bạn mua đất cho mục đích triển khai dự án đầu tư thì thủ tục tách sổ sẽ rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, đừng vì mức giá thấp hơn mặt bằng chung mà chấp nhận mua đất sổ chung.

1.2.3. Hầu như rất khó hoặc không thể thế chấp để vay vốn

Các ngân hàng hiện nay đều cung cấp hình thức vay vốn thế chấp thông qua sổ đỏ. Tuy nhiên, đối với trường hợp đất sổ chung thì rất khó hoặc thậm chí là không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng. Khó khăn đến từ nguyên nhân phải có sự đồng thuận của tất cả những người đồng sở hữu. Để thế chấp, cách duy nhất là bạn phải tách sổ.

Đất sổ chung hầu như rất khó hoặc không thể thế chấp để vay vốn
Đất sổ chung hầu như rất khó hoặc không thể thế chấp để vay vốn

Mặt khác, đất sổ chung rất khó khai thác. Bất kỳ ý tưởng nào đều cũng cần phải có sự thống nhất của tất cả chủ sở hữu và sự đồng thuận chung này thường rất khó xảy ra. Việc mua bán hay chuyển nhượng lại đất cũng sẽ gặp rất nhiều sự khó khăn vì bạn không thể làm hài lòng tất cả những người chủ khác.

Đó là chưa kể đến trường hợp có những người mua đất còn bị lừa mất tiền mà sau khi hợp đồng mua bán đất làm xong thì mới nhận ra là mình đã mua phải đất sổ chung.

2. Tham khảo một số quy định khi mua chung đất

Trong Luật đất đai 2013, khi nhiều người mua chung đất và những tài sản gắn liền với đất đó thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bắt buộc phải có tên của tất cả những người mua chung đất.

Trong trường hợp những người mua chung đất có nguyện vọng cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một người đại diện thì có thể làm đơn trình lên cơ quan chức năng để được phê duyệt.

Nếu không có yêu cầu nào đặc biệt thì khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất chung, mỗi người đều sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu muốn đại diện đứng tên trên Sổ đỏ thì phải được ủy quyền của những người chủ sổ hưu khác bằng biên bản có công chứng.

Có thể ủy quyền cho một người đại diện đứng tên sở hữu đất mua chung
Có thể ủy quyền cho một người đại diện đứng tên sở hữu đất mua chung

Đất sổ chung cũng hoàn toàn có thể làm thủ tục tách sổ nếu phần đất còn lại sau khi tách thửa đạt đủ điều kiện về diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Những thông tin về mẫu giấy đồng sở hữu đất chuẩn nhất đến bạn 

3. Khi nào thì được cấp sổ hồng chung?

Sổ hồng chung chi được cấp bởi cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền và cấp cho ít nhất là hai cá nhân khi mua chung đất hoặc mua chung nhà. Tuy nhiên, các cá nhân mua chung đất hoặc nhà phải không có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ vợ chồng. Khi đó cơ quan nhà nước sẽ công nhận quyền sở hữu đất cho tất cả những người cùng góp tiền mua.

Xét về phương diện pháp lý, sổ hồng chung và sổ hồng riêng có giá trị ngang nhau. Mặc dù đều được cấp cho hai hoặc nhiều người hơn, tuy nhiên trong trường hợp của sổ hồng chung thì những người này không có quan hệ vợ chồng. con cái. Ngược lại, những cá nhân có quan hệ vợ chồng hoặc cha con mà cùng đứng tên trên một sổ thì nhà nước có thể cấp cho họ sổ hồng riêng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sổ hồng chung hoàn toàn có thể được tách sổ. Sau khi tách sổ, mỗi người chủ sở hữu sẽ được cấp cho một cuốn sổ hồng riêng.

Sổ hồng chung hoàn toàn có thể được tách sổ
Sổ hồng chung hoàn toàn có thể được tách sổ

Nhà sổ hồng chung cũng giống như đất sổ chung, có mức giá cả rẻ hơn khá nhiều so với mặt bằng giá chung. Vì vậy mà nhà sổ hồng chung vẫn có sức hấp dẫn rất khó chối từ. Trong trường hợp có đủ điều kiện kinh tế thì bạn không nên mua nhà có sổ hồng chung. Tuy nhiên, nếu kinh tế eo hẹp nhưng vẫn muốn mua nhà sổ hồng chung thì bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với những rủi ro nhất định và nhiều rắc rối có thể phát sinh sau này.

Trên đây bài viết đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc thông tin để trả lời cho câu hỏi “Đất sổ chung là gì?”. Đất sổ chung có giá thành thấp hơn mặt bằng chung và đây quả thực là một cám dỗ không hề nhỏ đối với rất nhiều người. Tuy nhiên bạn cần phải cân nhắc đến rất nhiều rủi ro khi mua đất sổ chung. Nếu vẫn muốn mua thì bạn cần tìm hiểu kỹ về khu đất xem có đủ điều kiện tách thửa hay không. Sau khi mua xong hãy nhanh chóng hoàn thành thủ tục tách thửa để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Quy hoạch treo bao nhiêu năm thì bỏ dỡ?

Quy hoạch treo là gì? Quy hoạch treo bao nhiêu năm thì bỏ dỡ? Cùng tìm hiểu những quy định liên quan đến việc bỏ dỡ quy hoạch treo qua bài viết sau đây nhé!

Quy hoạch treo bao nhiêu năm thì bỏ dỡ?

Tin tức liên quan

Tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi chung cư có sổ đỏ không?

Bạn đang thắc mắc không biết khi mua chung cư có sổ đỏ không và thủ tục ra sao? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong bài viết thú vị của chúng tôi.

Thủ tục mua bán nhà không có sổ đỏ thực hiện thế nào để tránh rủi ro?

Có nên mua bán nhà không có sổ đỏ hay không? Thủ tục mua bán nhà không có sổ đỏ được thực hiện thế nào? Hướng dẫn thủ tục mua bán nhà không có sổ đỏ.

​Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Các quy định liên quan

Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Bạn có biết cần tuân thủ những quy định nào liên quan đến đường chỉ giới? Đọc bài viết này để hiểu rõ và tuân thủ luật.

Lên đầu