CHI TIẾT TIN TỨC

Cách quẹo cua xe máy an toàn, kỹ thuật siêu mượt cho người mới

17-05-2023 09:07

Nhìn những tay lái xe máy trong cuộc đua tốc độ, bạn có thắc mắc sao họ có thể đi qua những khúc cua mượt mà đến vậy không? Tất cả là nhờ đến kỹ thuật đỉnh cao được rèn luyện thường xuyên đó. Nếu muốn học được kỹ thuật này thì hãy đọc thêm bài viết sau của raonhanh365.vn để biết cách quẹo cua xe máy an toàn cho người mới nhé.

1. Những lưu ý trước khi quẹo cua xe máy

Khúc ôm cua là những đoạn đường mà người điều khiển xe cần rẽ trái, rẽ phải hoặc đi qua những nơi vòng vèo như đèo, núi hiểm trở. Khi đi qua đây, chúng ta có thể bị khuất tầm nhìn, con đường có độ cong sẽ khó kiểm soát hơn nên bắt buộc phải nghiêng người và xe theo độ cong của đường. Nếu không chú ý một số điều sau thì rất dễ bị ngã hoặc đâm vào người khác trên đường di chuyển.

Những lưu ý trước khi cua quẹo xe máy
Những lưu ý trước khi cua quẹo xe máy

1.1. Nhớ quan sát trước khi quẹo cua xe máy

Đã là điều khiển phương tiện giao thông thì bắt buộc người lái luôn luôn phải quan sát và chú ý an toàn cho bản thân cùng những người khác khi tham gia giao thông. Đối với việc quẹo cua xe máy lại càng phải quan sát kỹ hơn vì đây là những cung đường nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn nhất.

Cách quan sát rất đơn giản, trước khi quẹo cua thì đầu và mắt người lái cần hướng về phía góc cua để quan sát xem có xe đi tới hay không đồng thời định hướng đi cho cả người và xe. Tiếp đó, bạn hãy ra tín hiệu thông báo cua rẽ cho người đi sau bằng xi nhan và người phía trước bằng còi xe nhé.

Dù bạn có chạy nhanh hay chậm, phản ứng nhanh nhạy hay không thì tốt nhất không nên đổi hướng đi đột ngột vì có thể khiến xe cùng chiều hoặc ngược chiều không kịp xoay chuyển. Việc quan sát kỹ trước khi quẹo cua sẽ giúp bạn thăng bằng hơn và tránh được chướng ngại vật nguy hiểm, nhất là những xe đi ngược chiều lấn vạch phân cách trên đường.

Quan sát kỹ trước khi cua quẹo xe máy
Quan sát kỹ trước khi cua quẹo xe máy

1.2. Giảm tốc độ để giảm lực ly tâm

Khi di chuyển vào khúc cua chúng ta như đang di chuyển vào một cung của đường tròn, vì thế sẽ xuất hiện lực ly tâm. Tốc độ càng cao thì lực ly tâm càng lớn, bạn có thể bị văng ra khỏi cung đường mình đang đi. Nếu đi với tốc độ cao thì bắt buộc phải ôm cua sát hơn hoặc cần có quãng đường cua rộng hơn.

Tốc độ an toàn được khuyến khích khi vào các đường cua chỉ dưới 40km/h. Sau khi đi hết đoạn cua thì có thể tăng tốc độ lên. Ngoài ra, thời tiết hay chất lượng mặt đường cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng quẹo cua xe máy của bạn. Với điều kiện thời tiết và mặt đường không tốt ví dụ như trời mưa hoặc đường nhiều cát thì nên giảm tốc độ về tối thiểu có thể để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi.

1.3. Sử dụng phanh linh hoạt

Bên cạnh đó, người điều khiển thường có thói quen sử dụng phanh khi cua để giảm tốc độ. Việc này có thể khiến bạn bị mất lái hoặc trượt bánh mà ngã. Bạn nên giảm tốc độ từ trước khi cua hoặc nếu dùng phanh lúc này thì hãy bóp nhẹ nhàng, phanh đều hai bánh để giữ thăng bằng. Hoặc bạn có thể bóp nhả phanh liên tục để giảm tốc độ, tránh tình trạng phanh bị bó cứng.

Sử dụng phanh xe linh hoạt
Sử dụng phanh xe linh hoạt

2. Các cách quẹo cua xe máy phổ biến cho người mới

Sau khi đọc hết và ghi nhớ những lưu ý trên rồi thì raonhanh365.vn sẽ tiếp tục chỉ cho bạn 3 kỹ thuật cua xe máy phổ biến hiện nay cho bạn chính là: nghiêng cùng xe, nghiêng trong xe và nghiêng ngoài xe. Nào, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng kỹ thuật nhé.

2.1. Kỹ thuật nghiêng cùng xe

Nghiêng cùng xe hay còn gọi là nghiêng đều, nghĩa là người lái và xe nghiêng giống nhau so với mặt đường. Hay đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu là người và xe bạn cùng nằm trên một trục và cùng nghiêng một góc bằng nhau so với mặt đường.

Cách quẹo cua xe máy này được cho là cách đơn giản, tự nhiên nhất, ai cũng có thể làm được, kể cả những người đi xe máy bình thường. Chính vì thế, đôi khi kỹ thuật này là bản năng hoặc nếu cần luyện tập thì cũng dễ tiếp thu và dễ sử dụng trong bất kỳ tình huống nào.

Kỹ thuật nghiêng cùng xe
Kỹ thuật nghiêng cùng xe

2.2. Kỹ thuật nghiêng ngoài xe

Thứ hai đó là kỹ thuật nghiêng ngoài xe, bạn sẽ nghiêng ít hơn so với xe để lấy cân bằng, xe thì đè mạnh xuống nghiêng một góc lớn hơn. Cách này thường được áp dụng với những khúc cua gấp, tốc độ cao nhưng khá nguy hiểm. Trước khi thực hiện kỹ thuật này thì bạn nên thử tập trước vài lần đồng thời đảm bảo lốp xe tốt và hệ thống giảm xóc hoạt động trơn tru để vững tay lái hơn. Nhất là khi mua xe cũ, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống trên để an toàn hơn trong mỗi chuyến đi nhé.

2.3. Kỹ thuật nghiêng trong xe

Kỹ thuật cuối cùng đó là nghiêng trong xe, khi đó bạn sẽ cần nghiêng sang bên rẻ hay nghiêng vào vòng tròn nhiều hơn. Điều này có thể giúp xe có độ bám đường cao hơn do ít nghiêng. Đây là cách cua khá an toàn trong thời tiết mưa đường trơn hoặc những đoạn đường dốc. Hơn nữa, bạn còn có thể sử dụng cách ôm cua này khi muốn có góc quan sát lớn hơn để vượt xe khác, nhất là ô tô trong một số trường hợp bắt buộc.

Xem thêm: Giải đáp nên mua xe máy Honda hay Yamaha thì tốt hơn

Kỹ thuật nghiêng trong xe
Kỹ thuật nghiêng trong xe

3. Một số chia sẻ kinh nghiệm quẹo cua xe máy

3.1. Cua bên nào đẩy tay lái bên đó

Một tay đua lái xe Kymco K-Pipe cho hay những người mới nên cua bên nào thì đẩy tay lái bên đó. Dựa theo kinh nghiệm cua mà cua ít hoặc nhiều để tránh chướng ngại vật tốt nhất. Việc cua trái tay hoặc thuận tay đều cần đảm bảo đẩy lực nhiều hơn vào tay cùng bên đường cua.

3.2. Kinh nghiệm cua xe tay côn

Với các dòng tay côn, những người mới thường có thói quen sẽ ngắt côn khi đang ôm cua vì chưa tự điều phối được tay ga, sợ khi cua bị chết máy. Khi quen rồi thì không nên ngắt côn nữa vì việc ngắt côn khá nguy hiểm khi nó giảm tốc độ đột ngột, khó bám đường, phanh động cơ cũng bị ảnh hưởng, khó mà hãm tốc cho xe. Nếu đi tốc độ thấp còn đỡ chứ đi tốc độ cao thì vô cùng nguy hiểm. Lời khuyên là nên dùng thắng chân thay vì thắng tay, giữ đều ga cho an toàn và tuyệt đối không ngắt côn khi vào khúc cua.

Kinh nghiệm cua xe tay côn
Kinh nghiệm cua xe tay côn

Đặc biệt, khi góc cua đủ rộng, đang đi với tốc độ cao thì người lái cần nghiêng theo xe, hạ thấp đầu gối của mình để mở rộng trọng tâm của người và xe. Tuy nhiên, theo phản xạ tự nhiên thì có rất nhiều người nghiêng sang phía ngược lại khi xe đi vào khúc cua. Đây là một sai lầm cực kỳ lớn vì người và xe không có chung phương chuyển động lại di chuyển với tốc độ cao khiến xe dễ bị ngã do mất trọng tâm.

Tóm lại, cách quẹo cua xe máy chỉ bao gồm những kỹ thuật cơ bản như vậy, quan trọng bạn sẽ vận dụng và rèn luyện ra sao mà thôi. Tuy nhiên, raonhanh365 không khuyến khích bạn quẹo cua xe máy trên đường đua khi chưa tập luyện hoặc tay lái non yếu. Dù là đam mê thì cũng cần đảm bảo an toàn cho bản thân trước nhé. Thân ái!

Những điều cần làm đối với xe máy mới mua

Xe máy mới mua không nên đi luôn mà cần làm thêm một vài thủ tục để kiểm tra máy móc, linh kiện hoạt động tốt không. Sau đây, raonhanh365.vn sẽ mách cho bạn một vài điều nên làm đối với xe máy mới mua nha.

Xe máy mới nên làm gì

Tin tức liên quan

Màn hình máy tính là gì và các thông số kỹ thuật nên biết

Màn hình máy tính là gì? Màn hình máy tính có các thông số kỹ thuật quan trọng nào? Có những loại màn hình nào thông dụng trên thị trường? Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua đường link dưới đây.

Quy hoạch đất nông nghiệp là gì và các thông tin mà bạn cần quan tâm

Quy hoạch đất nông nghiệp là gì? Người dân có được chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp trong quy hoạch? Liệu đất nông nghiệp trong quy hoạch có được bán không? Tất cả sẽ được giải đáp trong đường link sau.

Bày cho bạn một số cách sửa lỗi không chụp được màn hình máy tính

Máy tính không chụp màn hình được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, chúng ta cần tìm cách sửa lỗi không chụp được màn hình máy tính bằng những cách sau đây: khởi động lại máy, vệ sinh bàn phím, dùng phần mềm hỗ trợ, v.v…

Lên đầu