CHI TIẾT TIN TỨC

Các hệ thống phanh trên xe ô tô gồm những gì bạn có biết?

04-02-2023 09:33

Các hệ thống phanh trên xe ô tô xuất hiện ngay từ khi xuất hiện những chiếc xe ô tô đầu tiên. Một chiếc xe ô tô có thể chưa được hoàn thiện ở đâu đó song chắc chắn phải được chú trọng tốt nhất vào hệ thống phanh vì phanh quyết định lớn đến độ an toàn của xe và người lái. Trải qua thời gian phát triển, các nhà sản xuất không ngừng đầu tư để làm cho hệ thống phanh ô tô được đảm bảo. Vậy đến nay, các hệ thống phanh trên xe ô tô gồm những gì.

1. Cấu tạo của hệ thống phanh

Trên xe ô tô có rất nhiều yếu tố mà người tài xế, chủ xe nào cũng phải có hiểu biết thật đầy đủ. Ngoài việc nắm bắt các thông số xe ô tô ra thì các hệ thống phanh trên xe ô tô cũng phải biết rõ trước khi bạn bước lên xe trong vai trò của người cầm lái. Bởi hệ thống phanh xe quyết định lớn tới sự an toàn khi xe tham gia giao thông.

Cấu tạo của hệ thống phanh trên xe ô tô
Cấu tạo của hệ thống phanh trên xe ô tô

Hệ thống chân phanh ô tô có cấu tạo gồm những thành phần sau:

- Bàn đạp phanh: nơi tiếp nhận việc điều khiển từ người lái ô tô

- Bầu trợ lực của phanh: giúp khuếch lực đạp phanh, hạn chế việc phải dùng sức khi đạp phanh.

- Bình chứa dầu, van điều áp, xy lanh

- Phanh lắp tại mỗi bánh xe

Nguyên lý hoạt động chung của phanh ô tô diễn ra như sau:

Khi người lái đạp phanh thì tạo lực và được dẫn truyền từ bàn đạp cho tới bầu trợ lực. Sau đó, bầu trợ làm nhiệm vụ khuếch đại lực đạp phanh, xylanh tạo áp suất cho dầu phanh, áp suất tiếp tục đi qua van điều áp, truyền tới mỗi xylanh ở các bánh xe. Lúc này, hệ thống phanh tại bánh xe làm nhiệm vụ hãm tốc độ quay của bánh dẫn đến xe được phanh dừng hoặc đi chậm tùy theo lực đạp của người lái.

2. Khám phá chi tiết hệ thống phanh ô tô

Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên xe ô tô
Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên xe ô tô

Hệ thống phanh ô tô được chia theo hai loại phổ biến: phanh tay và phanh chân.

2.1. Phanh tay

Phanh tay có tác dụng giảm tốc độ, giúp xe có thể đứng yên trên đường dốc hay trên mặt phẳng dốc. Đặc biệt phanh tay còn ứng dụng trong trường hợp xe cần phanh khẩn cấp.

Phanh tay xe ô tô
Phanh tay xe ô tô

Phanh tay có hai loại khác nhau là phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử. Mỗi loại này khi được trang bị trên xe sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau.

Phanh tay cơ khí hoạt động bằng cách kéo sợi dây cáp được kết nối từ đến hai bánh xe sau. Bạn chỉ cần kéo tay phanh theo hướng lên là phanh đã hoạt động rồi. Khi nhả phanh, chỉ việc nhấn nút nằm ở đầu tay phanh.

Phanh tay điện tử sẽ gắn vào hai bánh xe sau bộ chấp hành mô tơ điện một chiều. Hộp điều khiển phanh làm nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu và xử lý và truyền xuống mô tơ điện.

Nếu muốn kéo phanh tay thì cần tiến hành đạp phanh chân, tiếp tục nhấn lẫy điều khiển của phanh tay. Phanh diện tử này còn có được khả năng tự unlock nếu tài xế thực hiện các thao tác như đạp ga, đạp bàn, vào số tiến, vào số lùi.

2.2. Phanh chân xe ô tô

Tác dụng của phanh chân là làm giảm tốc độ hoặc cũng có thể dừng hẳn xe. Phanh chân cũng có hai loại là phanh tang trống và phanh đĩa.

Hệ thống phanh chân của xe ô tô
Hệ thống phanh chân của xe ô tô

2.2.1. Phanh đĩa

Phanh đĩa của ô tô gồm có đĩa phanh, càng và má phanh, piston, ... Khi đạp phanh đĩa, áp suất dầu được truyền từ xilanh chính đến piston, tạo cơ chế kẹp chặt hai má phanh hai bên vào mặt đĩa, từ đó lốp xe sẽ dừng quay.

Khi nhả chân phanh thì đồng thời má phanh cũng tự động được nhả ra. Bánh xe ô tô lại tiếp tục quay bình thường.

Ô tô sử dụng phanh đĩa sẽ được tận dụng những ưu điểm nào?

Phanh đĩa cho hiệu quả phanh tốt, áp suất phân bố đồng đều trên bề mặt má phanh. Đồng thời nó tạo ra lực phanh đều ở hai bên má phanh do vậy hạn chế được hiện tượng lệch tâm hoặc bị trượt bánh xe nếu phanh gấp.

Phanh đĩa của xe ô tô có ưu điểm gì?
Phanh đĩa của xe ô tô có ưu điểm gì?

Phanh đĩa có lợi thế trong việc tản nhiệt và thoát nước. Khi má phanh sử dụng một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng bị mòn. Tuy nhiên, phanh vẫn có khả năng tự động điều chỉnh khe hở để đảm bảo chức năng sử dụng.

Phanh đĩa ô tô còn dễ dàng ứng dụng kết hợp cùng nhiều công nghệ phanh ô tô hiện đại như ABS, EBD, BA, ... Trọng lượng phanh đĩa còn khá nhẹ.

2.2.2. Phanh tang trống

Phanh tang trống của ô tô gồm má phanh, guốc phanh, xylanh, lò xo hồi vị, mâm và trống phanh. Khi đạp phanh, áp suất dầu được truyền dẫn từ xylanh chính tới xylanh con. Xylanh con sẽ tạo lực đẩy guốc phanh và rồi tạo nên ma sát giữa trống và má phanh làm cho tốc độ được hãm bớt.

Nếu nhả phanh thì không còn áp suất dầu phanh. Guốc phanh bị đẩy ra khỏi mặt trống bởi lò xo hồi vị và trở về vị trí ban đầu.

Phanh tang trống có chi phí sản xuất và sửa chữa thấp. Thiết kế của phanh đơn giản cho nên việc sữa chữa nếu phanh xảy ra vấn đề cũng hết sức đơn giản. Phanh có thiết kế kín nên bụi bẩn khó bám vào.

Tìm hiểu về phanh tang trống của xe ô tô
Tìm hiểu về phanh tang trống của xe ô tô

Hiện nay, người ta ít sử dụng phanh tang trống. Chỉ một số dòng ô tô con có giá thành rẻ mới dùng loại phanh này để giảm thiểu tối đa nguồn chi phí. Ở chúng, phanh trang trống thường được trang bị ở phía sau phanh đĩa.

3. Lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng cho hệ thống phanh ô tô

Khi hệ thống phanh của xe ô tô phải thường xuyên hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, phải chịu áp lực ma sát cao thì sẽ dẫn đến tình trạng hao mòn nhanh, rất dễ xảy ra các trục trặc. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng theo định kỳ hoặc khi cần thiết cho hệ thống phanh xe rất cần được chú trọng. Thông thường, thời gian kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh xe trong khoảng 2 – 3 năm.

Khi kiểm tra, bảo dưỡng, chú trọng các hạng mục sau trong các hệ thống phanh trên xe ô tô.

Chú ý kiểm tra bảo dưỡng xe đúng cách
Chú ý kiểm tra bảo dưỡng xe đúng cách

3.1. Dầu phanh

Dầu phanh được khuyến cáo nên thay sau 2 – 3 năm sử dụng xe. Hoặc nếu quy đổi ra quãng đường thì nên thay sau khi xe chạy được từ 30 nghìn đến 50 nghìn km. Không chỉ thay mà suốt quá trình sử dụng xe, chủ xe cũng nên thường xuyên kiểm tra dầu phanh để đảm bảo chất lượng hoạt động của nó. Khi cần thiết thì phải châm thêm hoặc thay dầu.

3.2. Má phanh

Má phanh được khuyến cáo nên thay sau khi xe đã hoạt động được quãng đường từ 50 nghìn đến 80 nghìn km hoặc sau 2 năm sử dụng xe. Tùy vào tần suất sử dụng thực tế mà cân nhắc thay khi thích hợp. Có thể thay sớm hơn quãng thời gian nêu trên nếu như việc sử dụng xe diễn ra liên tục.

3.3. Xylanh

Xylanh gồm hai loại là loại chính và loại con. Nếu sử dụng thời gian dài thì xylanh cũng sẽ có thể bị hư hỏng, gây ra tình trạng rò rỉ dầu. Do đó, việc kiểm tra định kỳ xylanh cũng như cả hệ thống đường ống dẫn phải chú trọng để thay khi cần thiết.

3.4. Bầu trợ lực

Bầu trợ lực của phanh ô tô đảm đương nhiệm vụ khuếch đại đại lực bắt đầu từ bàn đạp của phanh. Khả năng này giúp hạn chế việc dùng lực đạp chân phanh. Khi bầu trợ lực gặp phải các vấn đề trực trặc thì nó sẽ gây ra sự ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình vận hành hệ thống phanh. Đó là lý do bầu trợ lực luôn nằm trong danh sách ưu tiên cần được kiểm tra định kỳ.

Ngoài ra cần lưu ý các hệ thống phanh trên xe ô tô nhất là khi mua bán xe ô tô cũ bởi trải qua thời gian sử dụng, phanh có thể sẽ bị ảnh hưởng về chất lượng hoạt động mà người chủ xe lại chưa hề bảo dưỡng, kiểm tra phanh xe lần nào. Bạn phải có kiến thức về phanh và biết cách test mọi yếu tố liên quan để nhận định đúng, đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của phanh trước khi quyết định mua lại.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có được hiểu biết về các hệ thống phanh trên xe ô tô. Kiến thức này cần thiết đối với bất cứ ai, nhất là những người sẽ cầm vô lăng để luôn điều khiển xe theo đúng mục đích và kịp thời phanh trong mọi trường hợp khi di chuyển nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Cập nhật những kinh nghiệm cần thiết nhất cho người mới mua xe ô tô

Khi mới mua xe ô tô chúng ta cần học rất nhiều thứ để có thể nắm bắt chiếc xe của mình trong lòng bàn tay. Bạn có thể tìm hiểu về xe bằng nhiều cách, tuy nhiên cách tốt nhất là học hỏi các kinh nghiệm sử dụng xe từ những người khác để quá trình tiếp cận, làm quen với xe, điều khiển xe trở nên thiết thực hơn. Bên dưới đây sẽ chỉ cho bạn một vài kinh nghiệm cần thiết khi mới mua xe ô tô, theo dõi đầy đủ nhé.

Kinh nghiệm cho người mới mua xe ô tô

Tin tức liên quan

PC là loại máy tính gì? Bạn đang sở hữu loại PC nào?

Mặc dù rất quen thuộc nhưng ít người biết rõ PC là loại máy tính gì. Trong bài viết dưới đây, raonhanh365.vn giúp bạn hiểu rõ hơn về PC và ứng dụng đúng cách.

Đất cln có được xây nhà không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đất cln có được xây nhà không? Đất cln hay đất dùng để trồng cây lâu năm liệu có được phép chuyển đổi thành đất để xây nhà ở phục vụ mục đích khác không?

Cách reset bàn phím laptop đơn giản, hiệu quả để gỡ rối kịp thời

Cách reset bàn phím laptop là một nội dung thông tin cơ bản và quan trọng mà bất cứ ai sử dụng laptop cũng phải biết. Raonhanh365.vn giúp bạn tìm hiểu.

Lên đầu