CHI TIẾT TIN TỨC

Bus trong máy tính là gì? Đặc điểm & phân loại bus trong máy tính

06-05-2023 09:04

Mạng máy tính là một phạm trù liên quan mật thiết tới việc phát triển cuộc sống hiện đại dựa trên internet. Để tạo nên một mạng lưới rộng lớn như vậy, chúng ta cần đến những địa chỉ, dữ liệu gắn kết, truyền đi gọi là bus máy tính. Thực tế, bus trong máy tính là gì? Đặc điểm và phân loại ra sao thì mời bạn đọc tiếp phần trình bày sau của raonhanh365.vn nhé.

1. Giới thiệu tổng quan về bus trong máy tính

1.1. Bus trong máy tính là gì?

Bus trong máy tính là đường truyền tín hiệu điện để kết nối các thiết bị trong mạng lưới hệ thống máy tính. Người ta thường hay gọi bus địa chỉ, bus dữ liệu hay bus cục bộ. Bus được gắn trên bo mạch máy chủ với nhiều dây dẫn. Chúng được sắp xếp ở những khoảng cách nhất định để có thể cắm bảng I/O hoặc bảng bộ nhớ hệ thống.

Bus trong máy tính là gì?
Bus trong máy tính là gì?

Hiểu đơn giản hơn thì nó như một chiếc xe buýt nghĩa đen dẫn hành khách là các dữ liệu từ trạm này tới trạm khác hoặc di chuyển dữ liệu trong máy tính. Đây được xem là đường dẫn liên lạc, dùng để thiết lập kết nối giữa hai hoặc nhiều phần từ máy tính.

1.2. Đặc điểm của bus trong máy tính là gì?

Đặc trưng lớn nhất của bus trong máy tính chính là thông tin có thể được truyền đồng thời cùng một lúc. Dữ liệu truyền đi được biểu thị bằng bit và tương đương với số đường dẫn vật lý mà dữ liệu gửi đi cùng một lúc. Chẳng hạn một dải 32 dây thì có thể truyền song song 32 bit. Từ đó, sinh ra thuật ngữ “độ rộng” nhằm chỉ số lượng bit mà bus có thể truyền đi cùng một lúc.

Bên cạnh đó, tốc độ của bus còn liên quan đến tần số (đơn vị Hz), là số lượng gói gửi/nhận trên mỗi giây. Cứ mỗi lần gửi nhận như vậy thì được gọi là một chu kỳ. Nếu muốn tính được tốc độ truyền tối đa của bus thì bạn chỉ cần lấy độ rộng nhân với tần số là ra.

Đặc điểm của bus trong máy tính là gì?
Đặc điểm của bus trong máy tính là gì?

2. Phân loại bus trong máy tính phổ biến

2.1. Phân loại theo mục đích dùng bus

2.1.1. Bus hệ thống

Trong máy tính sẽ có rất nhiều bộ phận và khối riêng lẻ trong chip dẫn đến có nhiều đường truyền khác nhau. Bus trong máy tính lúc này là bus hệ thống sinh ra để làm cầu nối giữa các bộ phận, nối đầu vào/đầu ra để tạo nên một hệ thống đường dẫn chung. Có rất nhiều thiết bị khác nhau cùng kết nối tới bus, một số đang hoạt động còn có thể yêu cầu bus giao tiếp.

Ngoài ra, các thiết bị thụ động cũng đang chờ yêu cầu rồi với phản hồi tới bus. Các thiết bị chủ động, tích cực sẽ là chủ và các thiết bị thụ động sẽ được gọi là slave. Ví dụ đơn giản, CPU hay bộ xử lý trung tâm sẽ ra lệnh cho bộ điều khiển đĩa đọc và ghi lại một phần dữ liệu thì lúc này CPU là chủ còn đĩa đọc là slave. Tuy vậy, khi bộ điều khiển thực hiện chức năng hướng dẫn bộ nhớ nhận dữ liệu thì nó lại trở thành master.

Bus hệ thống
Bus hệ thống

2.1.2. Bus Driver và Bus Receiver

Tiếp theo là bus driver và bus receiver dùng để kết nối các slave, như một bộ phận khuếch đại vi sai. Khi bus hệ thống quá dài, có nhiều thiết bị kết nối thì sẽ dẫn đến quá tải và đường tín hiệu trong máy tính thường không đủ để điều khiển. Chưa kể, các bus master thường kết nối với bus qua một con chip. Vì thế, hệ thống cần chia ra cho bus driver và bus receiver quản lý những kết nối nô lệ này.

2.1.3. Bus đồng bộ (Synchronous bus)

Bus đồng bộ là bus do bộ tạo dao động tinh thể điều khiển. Các tín hiệu trên đường này thường có dạng sóng vuông với tần số 5 MHz - 50 MHz.

2.1.4. Bus không đồng bộ (Asynchnous bus)

Bus không đồng bộ thì khác, bus này không sử dụng đồng hồ nên thời gian có thể tuỳ ý. Vì vậy, các cặp thiết bị khác nhau thì bus có thể khác nhau.

2.2. Phân loại theo chức năng

2.2.1. Bus Bộ xử lý

Bus bộ xử lý hay bus FSB (viết tắt của Front Side Bus). Đây được cho là bus nhanh nhất, là trung tâm xử lý chipset, bo mạch chủ. Bus này chủ yếu có chức năng truyền thông tin giữa bộ nhớ đệm và bộ nhớ chính hoặc là cầu nối của chipset. Về tốc độ thì đây là bus nhanh nhất còn cách sử dụng sẽ tuỳ thuộc vào bộ xử lý và chipset. Bus bộ xử lý có thể mua được nhiều ở chợ bán đồ điện tử cũ nếu bạn muốn tiết kiệm ví tiền nhưng phải kiểm tra kỹ chức năng nhé.

Bus bộ xử lý
Bus bộ xử lý

2.2.2. Bus AGP

Bus AGP có độ rộng 32 bit được thiết kế dành riêng cho các loại card màn hình. Thông thường bus AGP sẽ hoạt động ở tần số 66MHz được tính là AGP 1x, 133MHz (AGP 4x), 533MHz (AGP 8x), thậm chí cho phép băng thông lên tới 2133 MBps. Bus AGP có vai trò làm cầu nối giữa các trung tâm điều khiển bộ nhớ của chipset, xuất hiện như một ổ cắm duy nhất trong hệ thống hỗ trợ. Hiện tại thì các hệ thống mới đang được triển khai các khe cắm PCI Express AGP.

2.2.3. PCI-Express

Kế đó là bus PCI - Express, là thế hệ phát triển thứ 3 của PCT từ năm 2004. PCI Express là một bus có chức năng báo hiệu riêng biệt được tạo bởi North Bridge hoặc South Bridge. Tốc độ hiệu dụng cho loại bus này khoảng 250MBps hoặc 500 MBps hay 5Gbps theo mỗi hướng. Hầu hết các card đồ hoạ PCI - Express thường sử dụng khe cắm cỡ x16 để cung cấp 4000 MBps hoặc 8000 MBps theo mỗi hướng nhất định.

2.2.4. Bus - PCI

Bus PCI thường xuất hiện trong các hệ thống CPU Intel 486 với chip 32-bit 33MHz. Một số hệ thống lớn hơn sẽ có nhiều phiên bản 64-bit 66MHz. Bus PCI được tạo ra bởi trung tâm điều khiển trong các chipset bắc cầu hoặc trong các chipset sử dụng kiến trúc của trung tâm. Bus được thể hiện trong hệ thống dưới dạng tập hợp các khe cắm 32-bit, thường có màu trắng, đánh số từ 4-6 cho các bo mạch chủ. Các thiết bọ ngoại vi tốc độ cao thường được cắm trực tiếp vào kheo bus PCI

Xem thêm: Tường lửa có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của tường lửa

Các loại bus trong máy tính
Các loại bus trong máy tính

2.2.5. Bus ISA

Bus ISA rất chậm nhưng phù hợp với các thiết bị ngoại vi chậm hoặc cũ. Trước đây, bus này được sử dụng cho các bộ điều biến trình cắm, card âm thanh hay nhiều thiết bị ngoại vi có tốc độ thấp khác. Chip super I/O thường được kết nối với các bus ISA trong hệ thống có ổ cắm ISA.

2.2.6. Bus VL

Bus VL cũng phân cách giữa CPU, bộ nhớ chính, bus mở rộng chuẩn như bus PCI. Nhưng bus này có thể điều khiển tối đa 3 thiết bị ngoại vi, thông qua bus cục bộ trên bảng mạch chính. Khe cắm của bus VL có 116 điểm, bus VL chạy với xung clock bên ngoài CPU, các máy DX2 có tần số bằng một nửa clock CPU.

Chức năng của bus VL
Chức năng của bus VL

Nhìn chung, bus trong máy tính chính là hệ thống gắn kết các đường truyền mạng với nhau tạo thành một thể thống nhất. Mặc dù kiến thức về bus là rất nhiều nhưng raonhanh365 đã tóm tắt những điều bạn cần biết về bus trong máy tính là gì trong bài blog trên. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị giúp ích trong cuộc sống của bạn.

Cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, công dụng của case trong máy tính

Nếu dùng máy tính để bàn thì chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến từ khoá “cây máy tính” hay case máy tính. Nhưng bạn có biết case là bộ phận có chức năng gì trong máy tính không? Nếu không thì tìm hiểu ngay cùng với raonhanh365.vn nhé.

Case là gì trong máy tính

Tin tức liên quan

Dán tem trùm xe có bị phạt không và những chú ý cần biết

Dán tem trùm xe có bị phạt không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có niềm đam mê và chơi xe mô tô, ô tô. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, các bạn hãy chạm ngay đường link dưới đây nhé.

Đất dự trữ phát triển là gì và cách thức kiểm tra đất dự trữ phát triển

Đất dự trữ phát triển là gì? Người dân có thể tiến hành mua loại đất này hay không? Việc xây nhà trên loại đất này có thực sự được nhà nước chấp thuận? Hãy click ngay vào đường link dưới đây để có được thông tin chính xác và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu âm thanh số là gì? Tính ưu việt của âm thanh số hiện nay

Hiện nay, các đồ dùng điện tử đều được số hoá, bao gồm cả âm thanh số. Vậy thực chất âm thanh số là gì? m thanh số có những điểm nào vượt trội hơn so với âm thanh truyền thống? Tìm hiểu thử xem sao nhé.

Lên đầu