CHI TIẾT TIN TỨC

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? Có mấy loại bản đồ quy hoạch đất?

23-06-2022 08:39

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất có chứa thông tin về mục đích sử dụng của từng mảnh đất, cũng như vị trí và diện tích của mảnh đất đó. Đây là loại tài liệu cực kỳ hữu ích khi bạn có ý định mua bán nhà đất, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Vậy bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? Có mấy loại bản đồ quy hoạch đất? Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất ở đâu? Cùng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!

1. Bản đồ quy hoạch đất là gì? Các loại bản đồ quy hoạch đất

1.1. Bản đồ quy hoạch đất là gì?

Tại đầu thời kỳ quy hoạch đất, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập bản đồ quy hoạch đất. Trên bản đồ thể hiện sự phân bố lại các loại đất sau khi đã được sắp xếp và phân bổ lại không gian sử dụng.

Hình ảnh bản đồ quy hoạch đất
Hình ảnh bản đồ quy hoạch đất

Mục đích lập bản đồ quy hoạch đất là để sử dụng đất cho các mục đích kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Điều này được quy định trong Luật đất đai 2013.

Bản đồ quy hoạch đất cũng được các địa phương sử dụng để quản lý việc sử dụng đất và tình trạng sử dụng quỹ đất ở địa phương.

Theo nguyên tắc, đất trên bản đồ quy hoạch đất có thể được chia thành 3 nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa được sử dụng. Trong mỗi nhóm đất trên lại có thể chia thành những nhóm đất nhỏ hơn, chẳng hạn như đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa nước, đất nông thôn, đất thành thị, đất ngoại ô…  Để có thể dễ dàng phân biệt, mỗi loại đất trên sẽ được ký hiệu bằng màu sắc và ký hiệu quy hoạch sử dụng đất khác nhau.

Mỗi loại đất được biểu thị bằng màu sắc khác nhau
Mỗi loại đất được biểu thị bằng màu sắc khác nhau

Trong nhóm đất nông nghiệp có 12 loại đất nhỏ hơn và mỗi loại được ký hiệu khác nhau. Chẳng hạn, đất chuyên trồng lúa nước ký hiệu là LUC, đất trồng lúa nương được ký hiệu là LUN, đất trồng cây hằng năm khác được ký hiệu là BHK, đất trồng cây lâu năm được ký hiệu là CLN, đất làm muối được ký hiệu là LMU…

Trong nhóm đất phi nông nghiệp có tất cả 38 nhóm nhỏ hơn. Mỗi nhóm cũng được ký hiệu khác nhau và không có bất kỳ ký hiệu trùng lặp nào. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng (BCS), đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) và đất đá không có rừng cây (NCS).

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi mua đất - kinh nghiệm cho nhà đầu tư 

1.2. Các loại bản đồ quy hoạch đất

Hiện nay có 3 loại bản đồ quy hoạch đất đang được sử dụng. Đó là bản đồ quy hoạch 1/5000, bản đồ quy hoạch 1/2000 và bản đồ quy hoạch 1/500. Vậy con số 1/5000, 1/2000 hay 1/500 trong tên các loại bản đồ này có ý nghĩa như thế nào? Cùng raonhanh365 tìm hiểu về các loại bản đồ quy hoạch đất ngay sau đây nhé!

Hiện nay có 3 loại bản đồ quy hoạch đất được sử dụng phổ biến
Hiện nay có 3 loại bản đồ quy hoạch đất được sử dụng phổ biến

1.2.1. Bản đồ quy hoạch 1/5000

Bản đồ quy hoạch 1/5000 có tỷ lệ quy đổi lớn nhất. Bản đồ quy hoạch 1/5000 thường được sử dụng trong giải phóng mặt bằng, đền bù đất hay di dân. Người ta sử dụng loại bản đồ này để xác định mục tiêu hoặc cột mốc, ranh giới đất phục vụ cho mục đích trên. Bên cạnh đó, bản đồ quy hoạch 1/5000 cũng được sử dụng trong tiến trình quy hoạch cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình cầu cống, bệnh viện, trường học, quy hoạch các khu dân cư…

1.2.2. Bản đồ quy hoạch 1/2000

Loại bản đồ này hiển thị thông tin chi tiết hơn là bản đồ quy hoạch 1/5000. Khi quy hoạch một khu vực nào đó người ta sẽ sử dụng bản đồ 1/2000, trên đó thể hiện rõ ràng ranh giới giữa các mảnh đất, diện tích và tính chất đất của khu vực quy hoạch. Hơn nữa, trên bản đồ 1/2000 cũng thể hiện chức năng sử dụng của từng diện tích đất.

Bản đồ thể hiện chức năng sử dụng của từng diện tích đất
Bản đồ thể hiện chức năng sử dụng của từng diện tích đất

Điều đáng nói ở đây đó là loại bản đồ quy hoạch 1/2000 này có tính chất pháp lý và rất thường xuyên được sử dụng trong những vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến quyền sử dụng đất.

1.2.3. Bản đồ quy hoạch 1/500

Bản đồ quy hoạch 1/500 là loại bản đồ chi tiết nhất trong số 3 loại bản đồ quy hoạch đất đang được sử dụng hiện nay. Đây là loại bản đồ chuyên dụng trong các dự án xây dựng và được coi như là bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án. Trên bản đồ 1/500 có chỉ rõ vị trí cụ thể của những công trình trên diện tích đất đó và sự bố trí chung của các công trình này.

2. Vai trò của bản đồ quy hoạch đất

Bản đồ quy hoạch đất là tài liệu có tính chuyên môn cao và không phải bất kỳ ai cũng có thể xem và hiểu được những ký hiệu hay màu sắc trên đó. Trên bản đồ quy hoạch đất sử dụng các sắc thái màu sắc khác nhau để phân biệt các loại đất theo mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ được thể hiện bằng màu xám, đất chưa sử dụng được ký hiệu bằng màu trắng, đất rừng đặc dụng được ký hiệu bằng màu xanh lá cây, đất chuyên trồng lúa nước được ký hiệu bằng màu vàng nhạt, đất chợ được thể hiện bằng màu vàng nhạt…

Bản đồ quy hoạch đất là tài liệu có tính chuyên môn cao
Bản đồ quy hoạch đất là tài liệu có tính chuyên môn cao

Bản đồ quy hoạch 1/500 cũng đặc biệt hữu ích khi bạn mua bán nhà đất. Khi đi mua nhà đất, hãy làm việc với cơ quan chức năng để xin thông tin về bản đồ quy hoạch 1/500. Bạn có thể xem thông tin về bản đồ 1/500 tại UBND địa phương, Phòng tài nguyên và môi trường, trung tâm phát triển quỹ đất đô thị…

Xem thêm: Khi ký kết hợp đồng mua bán người mua nhà phải đóng thuế gì?

3. Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất ở đâu?

Trong quá trình giao dịch nhà đất, cả người mua và người bán đều cần phải kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất để tránh những rủi ro có thể phát sinh. Thông tin quy hoạch nhà đất luôn được cập nhật liên tục bởi cơ quan có thẩm quyền. Có 3 cách kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất. Bạn có thể kiểm tra trên cổng thông tin điện tử hoặc tại các cơ quan có thẩm quyền; nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai tại UBND hoặc Văn phòng đất đai, Xem thông tin quy hoạch đất trên sổ đỏ.

Theo quy định của pháp luật, tất cả những thông tin có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất phải được công khai minh bạch và UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện điều này. Thời hạn tối đa để công khai những thông tin trên là 15 ngày làm việc. Mốc tính thời gian bắt đầu từ sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất.

Thông tin quy hoạch đất được công khai minh bạch
Thông tin quy hoạch đất được công khai minh bạch

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, cho phép người dân yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin quy hoạch đất. Mặt khác, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một khu đất cũng có ghi chú chi tiết thông tin quy hoạch đất của khu đất đó.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì và giải thích về các loại bản đồ quy hoạch đất. Để tránh tranh chấp, kiện tụng phát sinh, khi mua nhà đất, bạn nên chủ động đề nghị chủ đất xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý cần thiết và kiểm tra lại thông tin quy hoạch đất từ cơ quan chức năng.

​Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?

​Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Có được xây dựng trên đất thuộc chỉ giới giao thông hay không? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

​Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì?

Tin tức liên quan

Đất chưa sử dụng là gì và những thông tin liên quan?

Bạn muốn tìm hiểu thông tin đất chưa sử dụng là gì và gồm có những loại đất nào? Hãy cùng raonhanh365.vn nắm rõ chi tiết tại bài viết hết sức bổ ích sau nhé.

Định giá đất là gì? Vai trò quan trọng của việc định giá đất?

Bạn muốn tìm hiểu thông tin định giá đất là gì và những vấn đề liên quan? Cùng raonhanh365.vn tham khảo chi tiết trong nội dung bài viết hết sức hữu ích sau.

Thời hạn sử dụng đất là gì? Quy định về thời hạn sử dụng đất

Thời hạn sử dụng đất là gì? Bạn biết gì về đất sử dụng lâu dài và đất sử dụng có thời hạn? Tham khảo thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất chi tiết.

Lên đầu