Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện
Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện

Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện

Liên hệ để hỏi giá

1 năm trước

Nhấn để hiện số

Mô tả

Đúng như tên gọi của nó, đàn nhị gồm có hai dây, là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Đây là nhạc cụ có âm thanh lạ tai với những ngón gảy điêu luyện. Với những kỹ thuật diễn tấu đàn nhị dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về kỹ thuật chơi đàn nhị và có sự kiên trì trong luyện tập. 



 



Tư thế đàn nhị



Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất. Mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng phần mười, phần còn lại nằm phía trên đùi.



 



Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa. Ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng. Cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang. Mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân. Ngón chân cái để sát dưới con ngựa để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.



 



Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.



 





kỹ thuật diễn tấu đàn nhị



Kỹ thuật diễn tấu đàn nhị



Âm thanh đàn Nhị rất đẹp. Gần giống như tiếng người do những ngón vuốt, ngón nhấn, những thủ pháp cung vĩ liền, cung vĩ ngắt...; tạo nên. Do thay đổi sắc thái, đo mạnh nhẹ tương đối dễ dàng nên Ðàn Nhị có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người, tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình...; Đàn nhị còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót...;.



 



Kỹ thuật diễn tấu đàn nhị -; kỹ thuật tay phải



Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ. Cung vĩ ở đàn nhị có tầm quan trọng đặc biệt: điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ phải sang trái và kéo từ trái sang phải.



 



Cách ghi: chữ V hoa trên nốt nhạc: cung đẩy (đẩy từ đầu đến gốc cung vĩ) âm thanh không được mạnh bằng kéo cung vĩ, do đó muốn có âm mạnh, không nên dùng cung đẩy. Chữ U trên nốt nhạc: cung kéo (kéo từ gốc đến đầu cung vĩ).



 



Tốc độ kéo cung vĩ nhanh, âm thanh vang lớn hơn kéo, đẩy cung vĩ chậm. Miết mạnh vĩ vào dây âm phát ra khoẻ, chắc hơn miết nhẹ.



 





Kỹ thuật luyện tay hết sức quan trọng



Cung vĩ có thể chia làm 3 phần :



Phần đầu vĩ tạo ra âm thanh bay, nhỏ nhẹ (ở bản nhạc ghi bằng chữ , ;đầu vĩ;). Phần gốc vĩ tạo ra âm thanh mạnh, khoẻ, chắc đôi lúc hơi thô (ở bản nhạc ghi bằng chữ , ;gốc vĩ;). Ðối với một số khoảng cao trở lên, không nên dùng cung vĩ thể hiện độ mạnh (f) mà chỉ nên mạnh vừa (mf) trở xuống, có những âm chỉ có thể đạt được hơi nhỏ (mp) hoặc nhỏ (p). Ngoài ra do vĩ đặt trong hai dây đàn nên khi chạy nhanh nhiều âm liên tiếp giữa hai dây (từ dây nọ nhảy sang dây kia nhiều lần) sẽ gây khó khăn cho nghệ sĩ, người viết nhạc cần chú ý.



 



Kỹ thuật ở Ðàn Nhị có 3 loại: Cung vĩ rời, Cung vĩ liền, Cung vĩ ngắt.



Cung vĩ rời:



 Là cách dùng mỗi đường cung vĩ (kéo hay đẩy) để tấu một âm (độ dài âm đó không cố định) vĩ không tách khỏi dây đàn. Cung vĩ rời gồm có hai kiểu



 



Cung vĩ rời lớn:



Là cách kéo hay đẩy cả cung vĩ (từ gốc đến ngọn hay từ ngọn đến gốc) để diễn tấu những âm mạnh, đầy đặn, nhiệt tình, rắn rỏi, dứt khoát. Ðánh cung vĩ rời lớn ở đàn nhị khó dùng tất cả một hướng cung để tấu các âm liền nhau (tức là khó dùng liên tiếp nhiều cung đẩy cả, hay nhiều cung kéo cả) mà phải phối hợp với cung vĩ kéo, cung vĩ đẩy xen kẽ nhau, vì vĩ bị kẹp giữa hai dây đàn, khó nhấc nhanh như cung vĩ của Ðàn Violon.



 





Cần nắm rõ các cung nhạc khi luyện đàn nhị



Cung vĩ rời nhỏ:



 Là cách kéo hay đẩy 1/2 hay 1/3 cung vĩ một âm. Ðể diễn tấu những âm diễn tả sự linh hoạt nhẹ nhàng thường dùng phần đầu vĩ và những âm mạnh biểu thị tình cảm khoẻ, chắc, thường dùng gốc vĩ.



 



Cung vĩ liền:



Là cách dùng mỗi đường cung vĩ kéo hay đẩy để tấu nhiều âm. Sử dụng cung vĩ liền, âm thanh phát ra luyến với nhau, do đó còn gọi là cung luyến. Cung vĩ liền ở đàn nhị bị hạn chế bởi cung vĩ ngắn, nên không thể tấu được quá nhiều âm trên một đường kéo hay đẩy. Tuy vậy nếu tấu những âm nhẹ có thể còn được nhiều âm hơn là tấu những âm mạnh. Trong diễn tấu cổ truyền, nghệ sĩ ít chú ý đến sự ưu thế của cung vĩ liền, thông thường chỉ sử dụng từ 2 đến 4 âm (ít thấy 6 âm) trong một đường cung vĩ.



 



Ngày nay các nghệ sĩ đã sử dụng cung vĩ liền với số âm nhiều hơn trong một cung vĩ. Ký hiệu để ghi cung vĩ liền là dấu luyến đặt trên các nốt nhạc. Khi tấu hết các nốt nhạc đặt trong dấu luyến, đường cung vĩ mới đổi hướng. Trong khi cung vĩ rời biểu hiện những âm thanh khoẻ, dứt khoát, nhẹ nhàng...;



 



Cung vĩ ngắt: 



Trước kia ở đàn nhị ít đánh các loại cung vĩ ngắt. Gần đây các loại cung vĩ ngắt có nhiều kết quả tốt. Ðánh những âm ngắt, ngắn với nhiều kiểu khác nhau như:



 



Cung vĩ ngắt rời: 



Là lối đánh ngắt từng âm, mỗi âm do một đường cung vĩ hay kéo ngắn gọn, vĩ không nhấc khỏi dây đàn. Có thể dùng phần đầu, phần giữa hay phần cuối cùng vĩ để đánh ngắt rời. Nhưng thường là dùng phần đầu để đánh hơn. Âm thanh cung vĩ ngắt rời phát ra dứt khoát, gọn, nhanh. Thực tế sắc thái của những âm thanh này lại dịu, nhẹ hơn là mạnh mẽ. Thường dùng trong nhịp độ nhanh vừa trở lên. Ký hiệu dấu chỉ cung vĩ ngắt rời là một chấm nhỏ ghi trên hay dưới nốt nhạc.



 



Cung vĩ ngắt liền:



 Ðánh ngắt âm thanh nhưng các âm tiến hành trong một đường cung vĩ. Mỗi âm chiếm một đoạn ngắn của cung vĩ, thường là từ phần đầu đến giữa. Âm thanh phát ra ngắn gọn nhưng không rời nhau. Kỹ thuật này thường dùng cho những âm có độ dài nhỏ trong nhịp độ từ vừa đến rất nhanh. Diễn tả được tâm trạng lâng lâng nhưng tinh tế, thoải mái nhưng không phóng túng. Ký hiệu cung vĩ ngắt liền được ghi bằng dấu chấm nhỏ đặt trên hay dưới nốt nhạc kèm theo dấu luyến bao chùm.



 





Nắm chắc các cung vĩ làm nền tảng cho học đàn nhị sau này



Cung vĩ nhấn liền:



 Ðánh như cung vĩ ngắt liền, các âm tiến hành trong một đường cung vĩ như đánh miết vĩ. Nhấn từng âm và các âm vẫn luyến với nhau. Biểu hiện trạng thái đấu tranh gay gắt, có thể diễn tả sự say đắm, nặng nề. Nhịp độ bản nhạc thường là vừa và chậm. Ký hiệu cung nhấn liền ta dùng những gạch ngang đặt trên nốt nhạc và gạch đó nằm trong một dấu luyến.



 



Cung vĩ nẩy rời:



 Ðánh ngắt từng âm, mỗi âm một đường cung vĩ (như đánh cung vĩ ngắt rời). Nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần (ở nhịp độ nhanh, cung vĩ nhảy trên dây đàn).



 



Cung vĩ nẩy liền: 



Ðánh ngắt từng âm, nhiều âm chung một đường cung vĩ (như đánh cung ngắt liền). Nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần. Nhịp độ bản nhạc thường là nhanh (cung vĩ nhảy liên tục trên dây đàn).



 



Hiệu quả của các loại cung vĩ nẩy làm cho ta thấy những âm thanh vừa gọn. Vừa nẩy thể hiện được không khí vui tươi, sáng sủa, nhẹ nhàng.



 



Cung vĩ rung: 



Cũng là một thứ cung vĩ rời nhỏ tiến hành với tốc độ rất nhanh trên một âm nào đó. Dùng cổ tay điều khiển cung vĩ (thường là đầu cung) kéo. Đẩy liên tiếp thật nhanh để phát ra nhiều lần một âm nào đó. Cung vĩ rung nghe như tiếng vê ở các đàn gảy dây. Thực hiện cung vĩ rung ở các nốt nhạc kéo dài hoặc ở các nốt nhạc ngân ngắn, ở các nốt nhạc khẩn trương, cao trào hay làm nền trong hoà tấu đều được. Vì nó diễn tả nhiều tình cảm, nhiều hình tượng khác nhau. Ký hiệu đặt 3 gạch chéo ở đuôi nốt. Nếu là nốt không có đuôi thì đặt 3 gạch chéo ở dưới.



 



Kỹ thuật diễn tấu đàn nhị -; kỹ thuật tay trái:



Trước kia nghệ nhân thường dùng lòng đốt ngón tay trái để bấm vào dây đàn. Nay hầu hết các nghệ sĩ đều bấm bằng đầu ngón tay. Bấm bằng đầu ngón tay, âm thanh chuẩn xác hơn, ngón bấm nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, nhất là khi bấm những cung phím trong các thế tay phía dưới. Kỹ thuật tay trái bao gồm các thế tay và các ngón bấm dây, bật dây.



 



Thế tay: 



Các nghệ sĩ chuyển thế tay bằng cách thay đổi cữ tay theo một qui tắc riêng, ít chạy các âm cao và chưa tận dụng triệt để khả năng các ngón tay. Ngày nay ở Ðàn Nhị có thể dùng đến 9 thế tay. Ngoài ra trong độc tấu, đôi khi sử dụng đến thế 10, thế 11...; những thế tay này chỉ nên đánh ở dây cao. Ký hiệu chữ số các ngón tay : số O chỉ dây buông, số 1 chỉ ngón giữa, số 3 chỉ ngón áp út, số 4 chỉ ngón út.



 



Các ngón bấm: 



Ngoài mục đích bấm độ cao của âm thanh, các kỹ thuật tay trái còn góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính chất của âm thanh. Ðiều này gắn liền ở mức độ nhiều hay ít làm cho nét nhạc mang tính Dân tộc đậm đà hay mờ nhạt.



 



Trong bản nhạc, nếu ta không chú ý ghi đầy đủ các ký hiệu cho kỹ thuật tay trái, tức là tay trái chỉ bấm những nốt nhạc đơn thuần, lập tức những giai điệu sẽ giảm đi rất nhiều tính chất phong phú của Ðàn Nhị làm ảnh hưởng không ít đến tính chất Dân tộc trong nội dung biểu hiện. Các ngón bấm chủ yếu của Ðàn Nhị.



 



Ngón rung: 



Làm tiếng đàn ngân vang mà không khô, cứng. Ngón rung là ngón tay bấm, nhấn nhẹ liên tiếp ở một âm nào đó khiến âm thanh phát ra như làn sóng nhỏ. Ngón rung sử dụng ở hầu hết các âm có độ ngân dài. Người ta có thể rung cả ở dây buông bằng cách dùng ngón tay cái nhấn nhẹ liên tiếp vào cái khuyết (cái cữ của dây đàn), cần chú ý không để cái khuyết tụt xuống sẽ ảnh hưởng đến độ cao của dây đàn.



 



Ngón vuốt:



 Là cách di ngón trên dây đàn từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới. Âm vuốt làm tiếng đàn thêm mềm mại, uyển chuyển gần giống giọng hát, giọng nói dân tộc. Có hai lối vuốt



 



-; Vuốt để chuyển thế tay, lối vuốt này nên tiến hành nhanh và chỉ nên chạm ngón rất nhẹ trên dây, hết sức tránh âm thanh nghe phát ra nghe nhõng nhẽo. Vuốt để chuyển thế tay không cần ghi ký hiệu mà chỉ cần ghi thế tay và ngón bấm.



 



-; Vuốt làm âm thanh dịu ngọt, mềm mại, ký hiệu ngón vuốt như gạch nối giữa các nốt nhạc, đặt trước hoặc sau một nốt nhạc tùy theo từng trường hợp.



 



Ngón nhấn:



Ngón nhấn làm âm thanh cao lên, bằng cách nhấn vào cung phím nào đó rồi nhấn từ dây căng ra, làm âm thanh cao lên thường là một cung.



 



Ngón láy:



(còn gọi là ngón vỗ) trong khi một ngón tay (thường là ngón 1) bấm vào một cung phím nào đó, ngón 2 (hay ngón 3), đập vào một cung phím có âm cao liền bậc. Ngón láy diễn tả tình cảm lưu luyến, ngậm ngùi.



 



Ngón nhấn láy (còn gọi là ngón nhún)



Là cách bấm vào một cung phím nào đó rồi nhấn nhanh tạo ra sự căng, trùng dây đàn liên tiếp, nghe ra nhiều lần hai âm cao thấp liền bậc trong phạm vi độ ngân của nốt nhạc. Âm nhấn láy nghe tương tự âm láy về độ cao nhưng tính chất âm thanh luyến mềm, dịu và đều đặn hơn. Ký hiệu chữ M hoa có vòng cung, đặt trên nốt nhạc.



 



Ðối với trường hợp ngón nhấn láy cần đánh vào một cung cách xa, người soạn nhạc có thể ghi thêm nốt nhạc nhỏ gạch chéo. Dùng nhiều ngón láy liên tiếp có thể diễn tả sự xúc động cao, bình thường ngón nhấn láy làm tiếng đàn mềm mại, tình tứ, duyên dáng.



 



Ngón láy rền (còn gọi là đổ hột):



Đây là kiểu láy nhưng láy nhanh hơn để âm chính và âm cao liền bậc (hay cách bậc) phát ra như làn sóng rền. Âm chính cũng có thể là từ âm của dây buông. Ký hiệu chữ , ;trille; trên nốt nhạc viết tắt là , ;tr; đi liền với đoạn sóng ngắn. Ngón láy rền có giá trị bằng độ dài của nốt nhạc (tr).



 



Ngón láy rền có nhiều sức diễn tả các mặt tình cảm, với độ nhanh nhỏ, đó là những tiếng lòng thổn thức, nhớ thương, hoặc một cảnh tượng tiêu điều buồn bã...; Với tốc độ nhanh, lớn và dùng liên tiếp nhiều lần, ngón láy rền lôi cuốn người nghe, có thể biểu hiện một tình cảm sôi nổi, thiết tha hoặc một không khí khẩn trương, thúc bách hoặc một quang cảnh thiên nhiên vui tươi có ánh mặt trời rực rỡ.



 



Bật dây:



Làm cho hiệu quả màu sắc ở Ðàn Nhị thêm phong phú. Do Ðàn Nhị không có bàn phím trơn, chỉ nên bật âm ở dây buông, cụ thể là hai âm Rê, La. Bật những âm khác khó và nghe không rõ. Có thể bật từng dây, có thể bật một lúc cả hai dây. Muốn bật dây, tay phải nghệ sĩ giữ cung vĩ không cho chạm vào dây, còn ngón tay trái bật dây. Có thể kết hợp tay phải vẫn kéo cung vĩ trên một dây buông, tay trái bật trên dây buông kia (thường là bật dây La, kéo dây Rê dễ hơn). Ký hiệu âm bật dây được ghi bằng dấu cộng trên hay dưới nốt nhạc.



 



Nếu bật cả hai dây nên ghi cả 2 nốt nhạc và chữ pizz phía trên hay dưới hoặc hai dấu , ;+; cả trên cả dưới. Chữ Pizz có thể còn có gía trị trong cả một đoạn nhạc bật dây cho tới khi có chữ arco (kéo cung vĩ), trường hợp này ít gặp. Nếu kéo một dây, bật một dây, cần viết tách hai bè, những nốt bật dây ghi dấu , ;+; những nốt không bật dây để bình thường.



 



Vị trí Ðàn Nhị trong các Dàn nhạc



Đàn Nhị tham gia nhiều tổ chức Dàn nhạc như Phường Bát âm, Dàn Nhã nhạc Ban nhạc Tài Tử, Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp. Các Dàn nhạc Ca kịch Dân tộc như Tuồng, Chèo, Cải Lương...; Ðàn Nhị có thể độc tấu, song tấu, hoà tấu...; và đã được công nhận là nhạc khí có tác dụng quan trọng trong dàn nhạc, đặc biệt trong Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp.



 





Vị trí trung tâm của đàn nhị trong dàn nhạc



Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị. Để học đàn nhị và được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị, bạn đọc hãy liên hệ với Trung tâm Nghệ thuật Adam.



 



Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:



Địa chỉ : TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT ADAM

 Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội

Tel: 0243.699.3333

Adam 2: Số 290 Kim Mã -Ba Đình - Hà Nội

Tel: 0243.911.3333

Adam 3: A18 Ngõ 12 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội

Tel: ‭024 3.328.2222

Nhấn để hiển thị số:

091946****

0919460995

Nhấn để hiển thị email:

jenn****

jennbebong051195@gmail.com

Địa chỉ liên hệ:

50M2 ngõ 112 Trung Kính

Adam Hanoi

Adam Hanoi

Tài khoản: Cá Nhân

tham gia: 07/12/2020

Đánh giá (0)

Adam Hanoi

Adam Hanoi

Tài khoản: Cá Nhân

tham gia: 07/12/2020

Xem trang cá nhân

Đánh giá (0)

Quét mã QR chat ngay

Chat ngay

Nhấn để hiện số

Khách hàng online

So sánh

Báo cáo

Khách hàng online

Tin đăng tương tự

1

Tuyển thợ đứng máy tiện tay nghề cao, có phục cấp ăn trưa

Đỗ Phạm Minh Trí

5 tháng trước

Khu Công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà nội, Huyện Thanh Trì, Hà Nội

10,000,000 VNĐ

Chat

1

Chuyên Cầm Sim Số Đẹp Lãi Thấp Toàn Quốc 0981453333

bui the quyen

12 tháng trước

118 nguyễn khánh toàn,câu giấy,hà nội, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

10,000,000 VNĐ

Chat

1

Cầm Sim Số Đẹp Lãi Thấp Toàn Quốc 0981453333

bui the quyen

12 tháng trước

118 nguyễn khánh toàn,câu giáy,hà nội, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

10,000,000 VNĐ

Chat

1

Các yếu tố quyết định một web chuẩn seo gggggggggggg

Nguyễn ngọc ngà

13 tháng trước

Dự án An Lộc - An Phúc, Đường 10, Phường An Lợi Đông, Quận 2, TP. HCM, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

1,000,000 VNĐ

Chat

1

Nội dung thực hiện sự kiện cho gala dinner

BSG event

14 tháng trước

17 lê văn thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

1,000 VNĐ

Chat

1

Nội dung thực hiện sự kiện gala dinner

BSG event

14 tháng trước

17 lê văn thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

1,000 VNĐ

Chat

Kết nối người bán và người mua

Đã thêm vào mục “Tin đã yêu thích”

Đã xoá khỏi mục “Tin đã yêu thích”

Đã sao chép thành công